Bên cạnh cây kim tiền, cây hoa giấy ngũ sắc thì cây lưỡi hổ cũng là một trong những loài cây được ưa chuộng để trồng làm cảnh. Cây lưỡi hổ (hay còn gọi là cây hổ vĩ, cây lưỡi cọp, cây hổ thiệt) có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Loài thực vật này còn có thể được xem là “máy lọc không khí” vì mang đến không gian trong lành. Hơn nữa, cây lưỡi hổ cũng rất dễ trồng, bạn hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà bằng chính lá của nó. Hôm nay, qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá vô cùng đơn giản mà chắc chắn sẽ hữu ích đối với bạn.
Hướng dẫn cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá
Đặc điểm
Cây lưỡi hổ là một loài cây cảnh, có thân mềm, mọng nước, dạng dẹt, nhìn như lưỡi dao, thân cây có 2 màu xanh và vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn. Lá có màu xanh đậm, nhẵn bóng, có vết đốm xám với hai bên mép lá ngả vàng, tạo thành đường viền.
Hoa của cây lưỡi hổ mảnh mai, mọc từ phần gốc lên và nở thành từng cụm. Cành hoa vươn thẳng trong những tán lá. Hoa có 6 cánh, mọc dày, thường có màu trắng, chiều dài của hoa khoảng 2,5 - 3cm, cuống hoa có kích thước nhỏ.
Quả có kích thước khá nhỏ, mọng nước, có màu đỏ tươi khi chín. Bên trong quả có hạt màu nhỏ màu nâu nhạt.
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ khu vực châu Phi và rất thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
Hiện nay, cây lưỡi hổ có 70 loại khác nhau, được phân biệt bởi màu sắc và hình dáng như cây lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ hoàng kim, lưỡi hổ đen Robusta,...
Tìm hiểu thêm cách trồng sâm bố chính trong chậu ngay tại nhà.
Ý nghĩa và công dụng
Về ý nghĩa, người ta cho rằng, cây lưỡi hổ có tác dụng chống lại tà ma. Ngoài ra, loài cây này còn là biểu tượng cho sự tăng tiến, luôn tiến về phía trước, vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra, loài cây này còn mang lại nhiều điều may mắn, tài lộc, đặc biệt nếu cây ra hoa thì có thể coi là điềm lành sắp đến.
Hình dạng độc đáo và bắt mắt, vẻ đẹp trang nhã cùng với nhiều ý nghĩa về phong thủy nên loài cây này được nhiều người ưa chuộng trồng để làm cảnh. Thật không khó để bắt gặp loài này ở trong các văn phòng, công ty hay khách sạn,... Ngoài ra, loài cây này cũng được trồng ở những nơi công cộng như công viên, vườn hoa, trường học, bệnh viện,...
Không những thế, lưỡi hổ cũng có những công dụng nhất định trong y học. Người ra có thể sử dụng cây lưỡi hổ để trị hen suyễn, trị các bệnh về đường tiêu hóa hay làm giảm dị ứng da.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ mang đến sự thư thái, giúp con người giảm căng thẳng mệt mỏi. Cây lưỡi hổ còn loại bỏ độc tố trong không khí, hấp thụ các chất ô nhiễm và nhả ra khí oxi, giúp không khí thêm trong lành.
Chuẩn bị
Đất trồng
Cây lưỡi hổ không quá "khó tính" về đất trồng. Để trồng loài cây này, bạn nên chọn những loại đất sạch, thoáng khí và khả năng thoát nước tố. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại giá thể đá Perlite, đá Pumice, xỉ than… để trồng lưỡi hổ bởi vì chúng đều làm đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt.
Chậu trồng
Để trồng lưỡi hổ trang trí văn phòng làm việc, phòng khách,... thì bạn cần chuẩn bị thêm chậu trồng. Bạn có thể lựa chọn chậu có kích cỡ tùy thích nhưng cần phải lưu ý, có lỗ thoát nước.
Lá cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hoàn toàn có thể sinh trưởng và phát triển từ một cái lá. Bạn cần chọn những lá đẹp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không quá non cũng không quá già để thực hiện việc trồng cây lưỡi hổ bằng lá.
Khi cắt lá lưỡi hổ từ cây mẹ, bạn cần sử dụng dao hoặc kéo thật sắc một cách cẩn thận để tránh làm hỏng lá. Sau đó, bạn cần tiếp tục cắt lá thành từng đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 3 – 5 cm.
Xem thêm cách trồng cây xương rồng tai thỏ bằng kỹ thuật đơn giản.
Trồng cây
Sau khi cắt lá xong, bạn không nên trồng ngay mà phải để ở ngoài trong khoảng 1 – 2 ngày. Tiến hành trồng lưỡi hổ bằng cách cắm các đoạn lá xuống đất một cách thật nhẹ nhàng và cẩn thận. Sau đó, bạn nên pha loãng thuốc kích rễ N3M với nước rồi tưới cho cây. Thực hiện đều đặn 10 ngày 1 lần. Khi thấy đất khô thì có thể tưới thêm nước.
Nếu được chăm sóc đúng cách khoảng hơn 1 tháng sau, lá sẽ ra rễ và khoảng 4 tháng sau thì lá sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Chăm sóc
Ánh sáng và nhiệt độ
Nhu cầu ánh sáng của cây lưỡi hổ khá lớn. Cây cần ánh sáng để quang hợp và phát triển. Chính vì vậy, bạn nếu trồng cây ở trong nhà, bạn nên cho cây tắm nắng thường xuyên. Nếu được, hãy đặt cây ở những vị trí đón được nhiều nắng như ban công, cửa sổ.
Nhiệt độ ưa thích của cây lưỡi hổ là khoảng 15 - 35 độ C.
Tưới nước
Bạn cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm trong đất, giúp cây luôn xanh tốt. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều làm cây bị thối rễ. Bạn nên quan sát đất thường xuyên, nếu nhận thấy đất khô thì chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ để làm ẩm đất là được.
Bón phân
Mỗi tháng một lần, bạn có thể sử dụng phân chuồng hữu cơ hoặc phân khoáng để bón cho cây. Ngoài ra, bạn nên tránh bón phân trong mùa rét. Lượng bón phân vừa đủ để cây phát triển, không nên bón quá nhiều.
Phòng trừ sâu bệnh
Lưỡi hổ rất dễ chăm sóc và cũng ít bị sâu bệnh tấn công. Một số bệnh cây có thể mắc phải như nấm mốc, đốm nâu, đốm lá,... hay bị các loài như ốc sên tấn công.
Bệnh đốm lá, nấm mốc có thể xuất hiện khi cây bị thiếu ánh sáng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Biện pháp khắc phục ở đây là đưa cây ra chỗ có nhiề ánh sáng, loại bỏ những cành bị bệnh, bón phân đầy đủ để cây hồi phục.
Nếu bị ốc sên tấn công thì bạn có thể dùng tay bắt hoặc dùng các loại thuốc diệt ốc sên.
Nếu tưới quá nhiều nước, cây cũng có thể bị bệnh đốm nâu với biểu hiện là cây bị mềm, thâm đen, từng mảng nâu xuất hiện rải rác, lá nhạt màu. Để phòng trừ, bạn cần tưới nước hợp lý, sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng để phun cho cây.
Đọc thêm bài viết liên quan khác về cách trồng cây tùng thơm mang lại nhiều tài lộc.
Câu hỏi thường gặp
Khi chọn mua cây lưỡi hổ, điều quan trọng nhất là bạn phải chú ý tới lá cây. Bạn nên chọn những cây có lá phải khỏe khoắn, không bị úa vàng hay sâu bệnh, chiều cao tầm khoảng 20 – 35 cm.
Tuy vào kiểu dáng, kích cỡ mà giá cây lưỡi hổ trên thị trường sẽ dao động khoảng 80.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng.
Có. Nhựa cây lưỡi hổ có thể chưa độc tố gây buồn nôn. Nếu ăn phải, bạn sẽ có triệu chứng giống với rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, đi ngoài). Chính vì thế, bạn phải cẩn thận khi tiếp xúc với nhựa của loài cây này. Đặc biệt, nên để cây tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ, không cho trẻ chơi đùa với loài cây này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phan Duy
Tôi là Phan Duy, năm nay 27 tuổi, một người đam mê với việc trồng cây và trồng rau. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích mãnh liệt với việc trồng cây. Đây không chỉ là một sở thích, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, mang đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nào tả được.
Tôi đã tích lũy được một chút kiến thức về trồng cây và trồng rau thông qua việc tự học và tham gia vào các khóa học tại trường lớp. Từ cách chăm sóc đúng cách, lựa chọn loại đất phù hợp, đến việc điều chỉnh ánh sáng và nước cho cây cối, tôi luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện khả năng của mình trong lĩnh vực này.
Hiện tại, tôi là một công tác viên tại WikiFarm, nơi tôi có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình về trồng cây và trồng rau với cộng đồng. Tôi tin rằng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chúng ta có thể giúp nhau trở thành những người lành nghề hơn trong việc xây dựng những khu vườn xanh tươi.