Cây kim ngân có tên khoa học là Lonicera periclymenum. Đây là một trong những loại cây cảnh được trồng phổ biến trong nhà bởi kích thước phù hợp cùng những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang đến. Vậy cách trồng cây kim ngân cụ thể như thế nào? Hy vọng bài viết sau đây sẽ góp phần giúp quý bạn đọc có thêm một số kinh nghiệm hữu ích về cách trồng loài cây này.
Hướng dẫn cách trồng cây kim ngân trong nhà
Đặc điểm
Người ta cho rằng, cây kim ngân có nguồn gốc từ khu vực Trung – Nam Mỹ. Ngoài tự nhiên, cây kim ngân chủ yếu sinh trưởng ở khu vực đầm lầy.
Có 2 loại cây kim ngân, bao gồm cây kim ngân tự nhiên và cây kim ngân cảnh. Cây kim ngân ngoài tự nhiên có thể cao tới 18m còn cây kim ngân cảnh có chiều cao nhỏ hơn, thích hợp trồng trong chậu nhỏ.
Cây kim ngân thuộc loại cây thân gỗ. Dạng cây cảnh sẽ bao gồm một thân gỗ nhỏ với lá màu xanh ở phía trên. Thân cây dẻo dai, lá xòe thành tán rộng.
Nếu trồng ở trong tự nhiên trong điều kiện phù hợp, cây kim ngân sẽ ra hoa. Cây kim ngân trồng làm cảnh thì hiếm khi ra hoa hơn. Hoa của kim ngân mọc đơn, có kích thước khá to với màu trắng hoặc đỏ. Hoa nở mang đến hương thơm dịu nhẹ. Quả của kim ngân có hình trứng, có nét giống với trái bơ, sẽ chuyển màu nâu khi chín. Bên trong quả có thể chứa khoảng 10 – 20 hạt.
Mùa hoa kim ngân thường bắt đầu từ tháng 4, kéo dài đến tháng 11 hằng năm. Ở Việt Nam, cây kim ngân chủ yếu mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng,…
Ý nghĩa & công dụng
Về ý nghĩa, cây kim ngân được cho là biểu tượng của sự đoàn kết. Cây xanh tốt quanh năm, lá xum xuê mang ý nghĩa thể hiện sức sống mãnh liệt. Bên cạnh đó, cái tên kim ngân còn liên quan đến tiền tài, cho nên, loài cây này còn có thể mang lại tiền tài và may mắn.
Chính vì vậy, người ta thường trồng cây kim ngân ở trong nhà, đặc biệt là đặt cạnh những nơi tiếp xúc hoặc liên quan đến tiền. Ngoài ra, đây cũng là loài cây được ưa chuộng để đặt trên bàn làm việc, văn phòng, cơ quan.
Đối với sức khỏe con người, cây kim ngân còn có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ những chất độc hại tương tự như cây không khí. Cây kim ngân còn tạo ra không gian xanh, mang đến cảm giác thư giãn, giúp bạn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
Chuẩn bị
Đất trồng
Để trồng cây kim ngân, bạn nên sử dụng những loại đất vi sinh chứa nhiều chất dinh dưỡng hay các loại đất tơi xốp, trộn mùn gỗ đã ủ hoai mục. Nếu được, bạn có thể mua các loại đất chuyên dụng cho cây cảnh ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hay vườn ươm cây cảnh.
Hạt giống/Cành giâm
Bạn có thể nhân giống cây kim ngân theo hai phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Thời gian thích hợp nhất để giâm cành là mùa hè. Phương pháp gieo hạt lại khá mất thời gian. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên mua những cây giống có sẵn, đảm bảo việc trồng cây thành công với tỷ lệ cao nhất.
Chậu trồng
Chậu trồng cây kim ngân không cần quá lớn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại chậu trồng nào mà bạn thích. Chú ý rằng, dưới đáy của chậu cần có lỗ để giúp cây thoát nước, tránh ngập úng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một ít đá sỏi để trang trí, lót dưới đáy chậu.
Kỹ thuật trồng cây kim ngân
Kỹ thuật trồng cây kim ngân cũng rất đơn giản. Trước hết, bạn cần rải 1 ít sỏi vào đáy chậu để giữ đất và giúp cây thoát nước tốt hơn. Sau đó, bạn cho đất vào khoảng 1/2 chậu rồi bỏ cây vào, tiếp tục cho phần đất còn vào để cố định cây, nén chặt đất. Cuối cùng, bạn cần tưới đẫm nước cho cây để giữ ẩm là được.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Cây kim ngân ưa sáng trung bình, bạn nên đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, không được đặt cây ở những nơi nắng quá gắt.
Nếu được trồng trong nhà, nhiệt độ thích hợp nhất để cây kim ngân sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 15 – 25 độ C.
Tưới nước
Nhu cầu về nước của cây kim ngân không quá lớn. Mỗi tuần, bạn chỉ cần tưới nước cho cây 1 lần là được. Nếu thời tiết có nắng gắt, bạn có thể tưới thêm. Khi tưới thì bạn nên dùng bình xịt phun sương, tránh tưới quá nhiều làm cây bị ngập úng.
Bón phân
Cứ khoảng 1 – 2 tháng, bạn nên dùng phân bón hòa tan vào nước rồi tưới quanh gốc cho cây kim ngân. Loại phân bón thích hợp nhất cho cây kim ngân là phân NPK. Ngoài ra, bạn cần căn cứ vào thể trạng thực tế của cây để đưa ra kế hoạch bón phân phù hợp.
Cắt tỉa
Cây kim ngân xanh tốt quanh năm. Bạn nên chú ý cắt tỉa thường xuyên, giúp cây thông thoáng hơn, hạn chế sâu bệnh cũng như tăng tính thẩm mỹ cho chậu cây của bạn.
Phòng trừ sâu bệnh
Để phòng ngừa sâu hại tấn công, bạn nên xử lý đất trồng thật kỹ, chú ý tạo môi trường thông thoáng cho cây, chú ý theo dõi quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Khi phát hiện, bạn nên ưu tiên những biện pháp an toàn với con người và môi trường.
Trong đó, rệp sáp, nhện đỏ và bọ hung là những loại côn trùng thường xuyên tấn công và gây hại cho cây kim ngân. Bên cạnh đó, cây cũng có thể bị một số bệnh như bệnh đốm lá, bệnh thối thân, thối rễ,…
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể mua cây kim ngân ở các cửa hàng hoa, nhà vườn cây cảnh hay truy cập vào các website, sàn thương mại điện tử uy tín. Trên thị trường, mỗi chậu cây kim ngân có giá dao động khoảng 120.000 – 320.000 đồng.
Theo nghiên cứu, cây kim ngân trồng làm cảnh không độc. Những gia đình có con nhỏ hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng loài cây này trong nhà.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Minh Quang
Tôi là Minh Quang, hiện nay 24 tuổi và đang theo học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho thú cưng, đặc biệt là các loài chó. Từ khi còn nhỏ, tôi đã rất yêu quý và quan tâm, đặc biệt đối với những người bạn bốn chân này. Tôi không chỉ thích chơi với chúng mà còn thường xuyên tìm hiểu về các loài chó, từ các tính cách đến cách chăm sóc. Việc này giúp tôi có một lượng thông tin kiến thức tương đối nhiều về chó, tôi đã tham gia làm công tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm.
Với kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ qua thời gian, tôi hiểu rõ về cách nuôi dưỡng và chăm sóc cho các loài chó. Tôi rất hạnh phúc khi có cơ hội giúp đỡ những người khác hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến chó, từ việc lựa chọn loài chó phù hợp đến các vấn đề sức khỏe và hành vi của của chúng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi hy vọng rằng thông qua sự đam mê và kiến thức của mình, tôi có thể đóng góp cho một cộng đồng yêu thú cưng ở Việt Nam.