Trong thời gian gần đây, trào lưu trồng cây không khí đang trở thành “một cơn sốt” trong giới yêu thích cây cảnh. Cây không khí là một loài thực vật có cái tên khá độc lạ, nguồn gốc từ khu vực Châu Mỹ, được du nhập vào Việt Nam cách đây khoảng 10 năm. Vậy nên, vì là một loài cây khá mới mẻ, nhiều người sẽ còn khá là “bỡ ngỡ” khi bắt đầu trồng loại cây này. Để hỗ trợ bạn, chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm nho nhỏ về cách trồng cây không khí qua bài viết dưới đây!
Hướng dẫn cách trồng cây không khí không cần đất
Đặc điểm
Cây không khí có tên khoa học là Tillandsia còn tên tiếng Anh là Air plant.
Đây là một loài cây dạng thân cỏ với nhiều chủng loại khác nhau. Đặc điểm chung bên ngoài là nhìn giống như những cây dứa nhỏ kết lại với nhau.
Chiều cao trung bình của cây không khí khoảng 30 – 50cm, một số cây cũng có thể cao 70 – 80cm.
Một điểm đặc biệt của cây không khí là mọc dốc ngược xuống dưới thay vì mọc thẳng, cây cũng có khả năng sinh trưởng trong môi trường không có đất. Thay vào đó, cây hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong không khí hoặc sương buổi sáng sớm.
Tuy vậy, cây vẫn có bộ rễ nhỏ. Nếu bám vào đất, rễ cây cũng có thể hút các dinh dưỡng cho cây.
Lá cây có kích thước nhỏ và dài, to dần về cuống lá. Đây là bộ phân giúp cây hút các chất dinh dưỡng có trong không khí. Màu sắc của lá có thể là màu xanh, đỏ hoặc tím.
Cây không khí có sức sống vô cùng mãnh liệt, dễ trồng và chăm sóc.
Ý nghĩa & công dụng
Người ta cho rằng, cây không khí thể hiện sự mãnh mẽ, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống dù cho khó khăn thế nào đi chăng nữa. Cây không khí mang lại một nguồn năng lượng tích cực, giúp bạn có thêm động lực để cố gắng mỗi ngày.
Chính vì thế, người ta thường trồng cây không khí để làm cảnh, làm đẹp không gian sống xung quanh. Với hình dáng nhỏ bé và gọn gàng, cây không khí rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí trên bàn làm việc, bàn học hay phòng ngủ.
Không những thế, loài cây này cũng rất thích hợp để trang trí vườn hoa, quán cafe, nhà hàng,.. để tạo nên nét sinh động cho không gian xung quanh.
Một công dụng tuyệt vời khác của cây không khí chính là thanh lọc không khí, chuyển hóa chất độc trong không khí để bảo vệ sức khỏe con người như cây lưỡi hổ. Nhờ có loài cây này mà bạn sẽ có một nguồn không khí chất lượng, trong lành.
Chuẩn bị
Chậu trồng
Cây không khí là loại cây dễ tính, chỉ cần treo vào bờ rào, nhánh cây,… thì cây cũng có thể sống tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chuẩn bị thêm chậu trồng để cây tạo độ bám. Bạn có thể mua chậu trồng ở các cửa hàng hoặc tận dụng những quả dừa, quả thông,… để làm chậu trông cũng vô cùng sinh động và độc đáo.
Cây giống
Hiện nay, trên thị trường, cây không khí để làm giống đã được bày bán rất nhiều. Giá bán của cây không khí cũng không quá cao, phù hợp với mọi người. Bạn có thể mua nó tại các cửa hàng. Mỗi cây không khí có thể trồng được vài năm.
Đất trồng
Khác với cách trồng cây tùng thơm, cây không khí không cần đất trồng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu được, bạn vẫn nên chuẩn bị thêm đất trồng dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt để cây có thể phát triển tốt nhất.
Kỹ thuật trồng cây không khí
Tùy theo từng loại, cây không khí sẽ có những cách trồng khác nhau. Bạn có thể trồng cây không khí trực tiếp trên đất, trồng thủy sinh hay ký sinh trên các loài cây khác. Ngoài ra, khi trồng, bạn cũng có thể sáng tạo theo cách riêng của mình, có thể kết hợp trồng cây với các loại sỏi đá,… tạo thêm sự độc đáo và lạ mắt cho chậu cây của mình.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Nhu cầu về ánh sáng của cây không khí không quá lớn. Cây sẽ phát triển tốt hơn khi được chiếu sáng vừa phải, không được để cây phơi nắng quá lâu, cây sẽ rất dễ chết.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây không khí, mức nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng 20 – 28 độ C.
Tưới nước
Cây không khí cũng không cần quá nhiều nước, tùy vào từng loại mà nhu cầu nước cũng khác nhau. Thông thường, mỗi tuần tưới cho cây không khí khoảng 2 – 3 lần là được. Với những cây được trồng gần nguồn nước thì có thể không cần tưới cũng được, cây có thể hấp thụ hơi nước trong không khí.
Khi tưới nước cho cây không khí, bạn nên sử dụng bình xịt, tưới nhẹ nhàng trên lá hoặc nhúng cây vào nước rồi lấy ra ngay. Tuyệt đối không để cây bị úng nước.
Chế độ dinh dưỡng
Nếu không có phân bón, cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu được bón phân, cây không khí sẽ ra nhiều nhánh hơn, hoa lâu tàn hơn.
Bạn nên sử dụng các loại phân bón hòa tan, pha tỷ lệ rất loãng để xịt cho cây, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa.
Cắt tỉa
Bạn cần thường xuyên chú ý cắt tỉa bớt các cành lá dư thừa, bị khô héo cho cây không khí nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho những bộ phận khác của cây, hạn chế bị sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây không khí ít khi bị sâu bệnh tấn công, tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan. Bạn vẫn nên chú ý đến vấn đề phòng trừ sâu bệnh cho cây, chế độ tưới nước và bón phân hợp lý.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Giá bán của cây không khí còn phụ thuộc vào kiểu dáng, kích thước của cây. Như đã đề cập ở trên, giá bán của cây không khí cũng không quá cao. Một cây không khí có kích thước vừa phải sẽ có giá khoảng 90.000 – 100.000 đồng.
Tất nhiên rồi! Cây không khí là một loài cây dễ trồng, ưa khí hậu ấm áp nên ở Việt Nam, bạn có thể trồng loài cây này quanh năm.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.