Cây hoa hoè mang một mùi hương đặc trưng, được trồng để làm cảnh. Không chỉ mang những ý nghĩa vè phong thủy, hoa hòe còn được biết đến là một loại cây thảo dược vô cùng quen thuộc ở Việt Nam. Vậy, tác dụng của hoa hòe cụ thể là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của hoa hòe đối với sức khỏe con người
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây hoa hòe có tên khoa học là Sophora japonica Linn, còm được biết đến với những tên gọi khác như hòe mễ thán hay hò hoa.
Đây là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Chiều cao mà cây có thể đạt được là 15m. Thân cây được chia thành nhiều cành nhiều nhánh, được bao phủ bởi lớp vỏ xù xì bên ngoài.
Lá cây có dạng kép lông chim, đỉnh nhọn, chiều dài của lá khoảng 1,5 – 4,5cm. Gân lá ở giữa lá và nổi ở mặt dưới. Mặt lá trên có màu xanh đậm hơn mặt lá dưới.
Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc vàng, mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa có dạng hình chùy, cánh hoa có hình giống cánh bướm.
Cây cũng quả màu xanh dưỡng, vỏ dày, bên trong có chứa vài hạt nhỏ.
Hoa hòe ưa khí hậu ẩm ướt, nhiều ánh sáng. Trên thế giới, cây phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Tác dụng của hoa hòe
Thông thường, người ta thường trồng hoa hòe để làm cảnh hay để thu hoạch nụ hoa và quả để làm dược liệu. Bởi theo nghiên cứu, những bộ phận này có thể mang đến những tác dụng sau:
– Điều trị bệnh trĩ: Người ta thường sử dụng hoa hòe để chữa bệnh trĩ do nó có chứa troxerutin với tác dụng cải thiện tuần hoàn máu trong mao mạch, giảm phù nề, sưng tấy, giảm đau.
– Cầm máu: Hoa hoè có tác dụng cầm máu bởi nó có chứa rutin – một chất có tác dụng giảm tính thẩm thấu và tăng cường độ bền các mao mạch. Điều này đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu.
– Điều trị viêm khớp: Hoa hòe có tác dụng chống oxy hóa mạnh nên có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa tại các ổ viêm ở khớp.
– Chống viêm: Hoa hoè có thể ức chế kích hoạt tế bào thần kinh đệm, giảm sản xuất bạch cầu trung tính và cytokine – 1 loại protein kích hoạt phản ứng viêm nên do đó, hoa hoè có tác dụng làm giảm viêm.
– Điều trị cao huyết áp: Hoa hòe có chứa các chất chống oxy hóa (như quercetin, kaempferol, glucoside,…). Những chất này sẽ có tác dụng cải thiện, tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn, ổn định, hạ huyết áp và phòng ngừa các biến chứng (như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,…).
– Tốt cho sức khỏe tim mạch: Hàm lượng rutin có trong hoa hòe cao, có tác dụng hỗ trợ lưu thông tuần hoàn và làm bền thành mạch máu, bảo vệ và cải thiện chức năng hệ tim mạch.
– Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Nụ hoa hòe có vị đắng, tính mát và quy vào kinh gan nên có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn, cải thiện các tình trạng trằn trọc khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay dậy vào ban đêm.
– Bảo vệ da: Rutin có trong hoa hoè còn có tác dụng bảo vệ da trước tác động của ánh sáng, ngăn chặn tổn thương ngoài da do ánh sáng độc hại.
Cách sử dụng
Cách thu hoạch và bào chế hoa hòe
Đối với nụ hoa sau khi thu hoạch, bạn có thể sử dụng tươi hoặc đem đi phơi, sấy khô để pha trà. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem đi sao cháy đen và tán thành bột mịn để làm thuốc.
Đối với quả, sau khi thu hoạch, bạn có thể đem đi sao trên lửa nhỏ cho đến khi quả ngả vàng rồi để nguội là có thể sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sao cho đến khi chuyển sang màu đen thì lấy nước phun ướt rồi đem phơi khô.
Cách pha trà hoa hòe vô cùng thơm ngon
Để pha được một ly trà hoa hòe đạt chuẩn, bạn cần chuẩn bị khoảng 20 – 30g hoa hòe khô.
Sau đó tiến hành pha trà như sau: Cho hoa hòe khô đã chuẩn bị vào ấm trà. Đổ nước đã đun sôi vào ấm trà để tráng ấm và loại bỏ bụi bẩn của hoa rồi tiếp tục cho một lượng nước ấm khoảng 200ml vào ấm. Cuối cùng, chờ khoảng 5 – 7 phút để nụ hoa ngấm dần, chìm xuống là bạn có thể thưởng thức.
Ngoài ra, khi pha trà hoa hòe, bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu hoa chưa chìm xuống dưới nước chứng tỏ nước chưa đủ độ nóng, bạn có thể thêm nước lại lần 2 khi đã uống hết.
Xem thêm:
- Tác dụng của cây tầm bóp
- Tác dụng của cây giảo cổ lam
- Tác dụng của cây lạc tiên
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trên thị trường, một kilogam hoa hòe khô sẽ có giá dao động khoảng 280.000 – 300.000 đồng. Bạn có thể đến các các trung tâm dược liệu lớn, các tiệm thuốc y học cổ truyền được nhiều người tin dùng để tìm mua được sản phẩm chất lượng nhất.
Bạn hoàn toàn có thể trồng hoa hòe do đây cũng không phải loại cây khó trồng, lại phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Phương pháp trồng hoa hòe chủ yếu là gieo hạt hoặc giâm cành. Thời điểm trồng thích hợp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!