Cây bình vôi là một loại thực vật có hình dáng khá kỳ lạ. Cây bình vôi có phần củ phình to, trông rất giống với bình đựng vôi, được sử dụng để tôi vôi ăn trầu. Tuy vậy, củ của cây bình vôi lại mang đến nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe con người. Vậy, bạn có muốn tìm hiểu thêm về những tác dụng của củ bình vôi hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi! Còn nếu bạn muốn tìm hiểu về cách trồng củ bình vôi, bạn có thể đọc bài viết trên trang Wikifarm của chúng tôi.
Tác dụng của củ bình vôi là gì?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây bình vôi có tên khoa học là Stephania glabra (Roxb.) Miers. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như cây củ một, tử nhiên, ngải tượng.
Đây là một loài cây thân dây leo, có màu xanh. Thân cây thường leo khá cao, có thể đạt chiều dài lên đến 6m. Thân cây nhẵn, có xu hướng hơi xoắn.
Lá cây có hình trái tim, mọc xen kẽ nhau, những vị trí không có lá hay lá bị rụng thì hoa sẽ mọc ra.
Hoa có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt và mọc thành cụm.
Cây có quả hạch, hình cầu dẹt và màu sắc hơi ngả đỏ. Bên trong có chứa hạt cứng, hình móng ngựa.
Phần củ là phần thân giáp với mặt đất, là phần phình to ra của cây, mọng nước, bên trong có màu trắng xám, được bao phủ bởi lớp vỏ màu nâu đen.
Cây bình vôi có đặc tính ưa ánh sáng. Ở Việt Nam, cây chủ yếu sinh trưởng tự nhiên ở các khu rừng núi đá vôi ở các tỉnh như Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,...
Còn trên thế giới, cây bình vôi thường phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Malaysia,...
Tác dụng của củ bình vôi
Theo nghiên cứu, trong củ bình vôi chứa nhiều alcaloid, chủ yếu là L-tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin, cycleanin, cepharanthin, tinh bột, đường khử.
Theo Y học cổ truyền, củ bình vôi có vị đắng ngọt, tính lương, quy vào kinh can và tỳ, có tác dụng an thần, bổ phế, trị mất ngủ, nóng sốt, nhức đầu, đau dạ dày, ho có đờm, hen suyễn,...
Còn theo Y học hiện đại, củ bình vôi mang đến những công dụng sau:
- An thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ: Củ bình vôi có chứa lượng lớn hoạt chất L – tetrahydropalmatin với tác dụng kích thích an thần, duy trì giấc ngủ, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, hạ huyết áp,… Bên cạnh đó, hoạt chất cepharanthin có trong củ bình vôi còn có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn của cơ thể, cơ thể được thư giãn. Chính vì thế, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa: Củ bình vôi có tác dụng khắc phục và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc do ngộ độc thực phẩm, ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gút: Củ bình vôi có chứa thành phần L-tetrahydropalmatin, góp phần cải thiện những triệu chứng gây ra bởi bệnh gút.
- Tác dụng khác: Điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, cũng giống như tác dụng của cây xấu hổ, bạn có thể sử dụng củ bình vôi để điều trị vết rắn độc cắn.
Một số cách sử dụng
Việc thu hoạch củ bình vôi có thể tiến hành quanh năm, trong đó, mùa đông là thời điểm củ bình vôi có hàm lượng dược liệu cao nhất. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên thu hoạch khi củ đã đạt trọng lượng khoảng 800g - 1kg trở lên. Sau khi đào lấy củ, bạn cần đem củ đi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ mỏng, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô.
Thông thường, cũng giống như tác dụng của sâm đất, bạn có thể sử dụng củ bình vôi để ngâm rượu. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng củ bình vôi dưới những dạng như dạng viên, dạng bột, thuốc tiêm hay giã nát củ tươi rồi đắp lên vết thương. Với củ bình vôi phơi hoặc sấy khô, bạn nên bảo quản ở trong chai, lọ, bình thủy tinh hoặc túi kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và mối mọt.
Dưới đây là một số bài thuốc từ củ bình vôi dựa theo kinh nghiệm dân gian:
- Bài thuốc điều trị mất ngủ: Bạn cần chuẩn bị 12g bình vôi, 12g lạc tiên, 12g vông nem, 6g liên tâm và 6g cam thảo. Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống, mỗi ngày uống một lần.
- Bài thuốc điều trị suy nhược thần kinh: Bạn cần chuẩn bị củ bình vôi, câu đằng, thiên ma, viễn chí, mỗi loại 12g. Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống, mỗi ngày uống một lần.
- Bài thuốc điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày: Bạn cần chuẩn bị củ ình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, mỗi loại 12g. Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống, mỗi ngày uống một lần.
- Bài thuốc điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản: Bạn cần chuẩn bị củ bình vôi, cát cánh, huyền sâm, mỗi loại 12g. Đem nguyên liệu đã chuẩn bị để sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một lần.
Câu hỏi thường gặp
Dù được đánh giá là dược liệu lành tính nhưng trong củ bình vôi vẫn có chứa một lượng nhỏ độc tố. Chính vì thế, bạn không được lạm dụng nó mà cần phải sử dụng một cách có khoa học.
Những đối tượng không được sử dụng những bài thuốc từ củ bình vôi bao gồm: Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi và những người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của củ bình vôi.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.