Củ bình vôi là loại cây không được nhiều người biết đến. Loại cây này có nguồn gốc từ các quốc gia thuộc châu Úc. Cây củ bình vôi được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi hoặc trong những khu rừng rụng lá. Hiện nay, cây củ bình vôi được du nhập vào Việt Nam và được nhiều người trồng vì mục đích trang trí nhà cửa. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về cách trồng củ bình vôi.
Hướng dẫn cách trồng củ bình vôi rất đơn giản
Đặc điểm
Tên tiếng Anh của cây củ bình vôi là Stephania Pierrei. Loại cây này thuộc họ thân leo. Thân cây phình to, có hình dáng tương tự như bình đựng vôi ăn trầu của các cụ ngày xưa. Cũng từ đặc điểm này mà cây được gọi là cây củ bình vôi. Cây sẽ phát triển về hình dáng và kích thước tùy vào điều kiện cây sinh sống. Hiện nay, cây củ bình vôi được trồng nhiều ở các tỉnh có núi đá vôi như Lai Châu, Ninh Bình, Hòa Bình,...
Cây củ bình vôi có thể phát triển ở những vùng đất cát. Tuy nhiên, cây sẽ không phát triển tốt bằng khi trồng ở những khu vực núi đá vôi. Vì những cây được phát hiện ở đây thường có củ to, lá khỏe và chất lượng hơn.
Lá của cây có kích thước nhỏ, hình trái tim và mọc so le với nhau. Cuống lá dài khoảng 4cm và mỏng. Phiến lá hơi dày và hai mặt lá đều có màu xanh lục. Cây củ bình vôi còn ra hoa và có quả. Hoa của cây có màu xanh nhạt, nhỏ. Hoa đực và hoa cái có thể phát triển trên cùng một cây. Quả cây củ bình vôi có hình cầu, hạt thì hình móng ngựa. Quả sẽ có màu đỏ tươi khi chín.
Công dụng & ý nghĩa
Cũng giống như cách trồng cây lưỡi hổ, Cây củ bình vôi thường được trồng dùng để làm cảnh, trang trí bàn học hoặc nơi làm việc. Bên cạnh đó, trong củ bình vôi có chứa hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, mất ngủ và cả bệnh gút.
Củ bình vôi có thể ngâm rượu hoặc phơi khô sau đó nghiền nát và sử dụng dần. Hiện nay, theo nghiên cứu thì chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào bị ngộ độc khi sử dụng củ bình vôi. Tuy nhiên, vì trong củ bình vôi có chứa một ít lượng độc tố nên khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia và không được sử dụng tùy tiện.
Ngoài mang ý nghĩa trang trí và hỗ trợ chữa trị, cây củ bình vôi còn có ý nghĩa trong phong thủy. Theo đó, cây củ bình vôi mang đến sự may mắn, tiền tài và sự bình an cho gia chủ. Bên cạnh đó, khi trồng cây củ bình vôi trong nhà sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng khi làm việc.
Chuẩn bị
Vị trí
Khi trồng cây củ bình vôi, bạn cần lưu ý vị trí trồng cây. Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời tuy nhiên ánh sáng không quá gắt. Vị trí tốt nhất để đặt cây củ bình vôi là ở hướng đông. Với hướng này, cây sẽ đón được ánh nắng ban mai khoảng 2 - 3 tiếng mỗi ngày. Cây sẽ không thể phát triển tốt khi đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng.
Đất trồng
Cây củ bình vôi sẽ phát triển tốt khi trồng trong giá thể được thiết kế dành riêng, chẳng hạn như đất trồng cây sen đá hoặc xương rồng.
Giống cây
Bạn có thể lấy giống trồng bằng cách hái quả lúc chín và đem đi phơi khô. Sau đó, tách vỏ ra và lấy hạt đem gieo. Hoặc bạn có thể ngâm hạt vào nước ấm với tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh trong vòng 20 phút rồi vớt ra để ráo nước và đem gieo.
Cách trồng & chăm sóc củ bình vôi
Cách trồng
Bạn có thể mua củ bình vôi từ cửa hàng cây cảnh về trồng. Khi đó, bề ngoài của cây có hình dạng như củ khoai tây vì không có lá. Bạn tiến hành đặt cây lên đất ẩm và che lấp khoảng ½ củ bằng đất. Tiếp đến, bạn sử dụng túi nilon đã đục lỗ rồi bao củ lại. Sau khoảng 20 ngày, rễ cây bắt đầu phát triển.
Nếu bạn muốn cây phát triển nhanh hơn thì trước khi trồng bạn nên ngâm củ vào trong dung dịch kích rễ. Sau khi trồng 7 - 10 ngày, bạn tưới dung dịch kích rễ 1 lần cho cây. Khi cây có lá, bạn mang cây đến nơi có nhiều ánh sáng. Khi đó, bạn kết hợp làm giàn để củ bình vôi leo lên.
Cách chăm sóc
Củ bình vôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Dưới đây là cách chăm sóc cây củ bình vôi:
Ánh sáng: Cây củ bình vôi là loại cây ưa sáng nhưng bạn không nên đặt cây ở nơi có ánh nắng quá gắt và chiếu trực tiếp.
Cung cấp nước: Cây củ bình vôi có khả năng chịu hạn tốt. Vì vậy, người trồng không cần phải mất nhiều thời gian tưới nước. Theo đó, người trồng có thể tưới nước 1 - 2 lần/tuần cho cây với một lượng nước vừa đủ ẩm đất.
Nhiệt độ: Cây củ bình vôi phát triển tốt trong nhiệt độ từ 16 - 26 độ. Thời tiết quá lạnh hay quá nóng sẽ không giúp cây phát triển bình thường.
Cắt tỉa: Bạn nên thường xuyên quan sát cây để loại bỏ những phần cây bị héo, hư hỏng. Điều này sẽ giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn.
Cung cấp chất dinh dưỡng: Cây củ bình vôi nên được bổ sung chất dinh dưỡng định kỳ. Bạn có thể tham khảo những loại phân bón dạng nước để bón cho cây như Spray 1, axit humic 322, vitamin B1,...
Ngăn ngừa sâu bệnh: Một số bệnh thường gặp ở cây củ bình vôi đó là bọ trĩ, nhện đỏ và rệp sáp. Để phòng và trị những bệnh này, thì khoảng 15 ngày bạn phun thuốc một lần. Bạn nên sử dụng Vansi để phun hoặc có thể sử dụng hỗn hợp nước, gừng, tỏi, ớt.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.