Cây xấu hổ có lẽ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Đây là một loại cây mọc hoang dại rất nhiều ở các vùng nông thôn với đặc điểm bên ngoài là có nhiều gai nhọn, có thể làm xước da nếu chạm vào. Cái tên xấu hổ của nó xuất phát từ việc nó sẽ cụp lá lại khi có gì đó chạm vào nó. Vậy, loài cây này có mang đến tác dụng gì cho cuộc sống con người hay không? Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của cây xấu hổ qua bài viết dưới đây của chúng tôi!
Tác dụng của cây xấu hổ (cây mắc cỡ, trinh nữ)
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo,...
Đây là một loài cây thân thảo, kích thước nhỏ, sống lâu năm. Khi mới bắt đầu sinh trưởng, thân cây thường mọc thẳng, hướng lên phía trên. Tuy nhiên, khi trưởng thành thì cây thường sẽ bò lan trên mặt đất. Thân cây phân thành nhiều cành nhánh. Chiều dài của thân cây có thể lên tới 1,5m. Trên thân và nhánh được bao phủ bởi nhiều gai nhọn.
Lá có hình lông chim, được tạo thành từ nhiều lá nhỏ. Khi chạm vào, lá sẽ tự động khép lại, như thể đang “xấu hổ”, “mắc cỡ”.
Hoa có kích thước nhỏ, màu tím đỏ, hình cầu, mọc ra từ nách lá, cuống hoa dài.
Quả có hình ngôi sao với nhiều lông cứng, mọc tụ lại thành chùm.
Nguồn gốc xuất xứ của cây xấu hổ được cho là miền Trung và Nam Mỹ. Hiện nay, cây xấu hổ phân bố phổ biến ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,... Ở Việt Nam, cây xấu hổ hay học ở ven vệ đường, trên đồng cỏ, bãi đất trống hay các bờ sông.
Tác dụng của cây xấu hổ
Theo nghiên cứu, cây xấu hổ chứa nhiều thành phần hóa học như Alcaloid - một axit amin có nguồn gốc tự nhiên hay các chất khác như Flavonosid, Crocetin, Minosin, axit amin, các loại ancol và axit hữu cơ.
Theo kinh nghiệm của Y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm gan, viêm kết mạc cấp tính, đau dạ dày, huyết áp cao, phong thấp, sỏi đường tiết niệu. Trong đó, người ta thường sử dụng thân cây để viêm da mủ, chấn thương; rễ được sử dụng để điều trị tê bì tay chân, đau lưng, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, cành và lá cây để hỗ trợ điều trị mất ngủ, trằn trọc, suy nhược thần kinh còn hạt dùng để điều trị hen suyễn.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, cây xấu hổ mang đến những tác dụng sau:
- Hỗ trợ kéo dài giấc ngủ, an thần, chống lo âu: Tinh chất có trong cây xấu hổ có thể hỗ trợ điều trị lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh. Đặc biệt, chiết xuất từ lá cây xấu hổ khô có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm.
- Điều trị vết cắn của rắn độc: Tương tự như tác dụng của lá ổi, rễ cây xấu hổ khô có chứa Minosa - một hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của men Hyaluronidase và Protease - những thành phần hay có trong nọc của rắn độc.
- Chống co giật: Dịch chiết từ lá cây xấu hổ có thể hỗ trợ chống co giật gây ra bởi Pentylenetetrazol và Strychnin.
- Điều hòa kinh nguyệt: Điều hòa kinh nguyệt thông qua việc tác động lên chu kỳ rụng trứng bình thường.
- Hạ lượng đường trong máu: Hạ đường huyết, giảm lượng đường trong cơ thể, rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường.
- Một số công dụng khác: Giảm các triệu chứng đau họng, viêm phế quản; hỗ trợ các chức năng của tim, phổi.
Cách sử dụng & bảo quản
Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều có thể thu hoạch và sử dụng để làm thuốc. Thông thường, người ta sẽ sẽ thu hoạch cành và lá của cây xấu hổ vào mùa khô để sử dụng tươi hoặc khô. Với những vết thương hở, bạn có thể đem giã nát cả cây tươi rồi đắp vào vết thương để giảm đau và cầm máu. Nếu dùng thân và lá cây xấu hổ để sắc nước uống thì liều dùng khuyến cáo là khoảng 6 - 12g/ngày.
Rễ cây xấu hổ có thể thu hoạch quanh năm, sau khi đào thì mang đi rửa sạch, thái mỏng rồi phơi, sấy khô rồi sắc uống với liều dùng không quá 120g trong một ngày.
Chú ý bảo quản dược liệu cây xấu hổ sau khi phơi khô ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm mốc và mối mọt. Thỉnh thoảng, bạn nên mang ra phơi nắng để tránh ẩm mốc, làm hư hỏng dược liệu.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trên thị trường, dược liệu cây xấu hổ khô được bày bán ở các cửa hàng thuốc Đông y, các trung tâm dược liệu, cửa hàng thảo dược. Giá bán cũng không quá cao, dao động khoảng 100.000 – 110.000 đồng/kg.
Nhìn chung, cây xấu hổ không chứa độc tố. Tuy nhiên, chiết xuất cây xấu hổ có thể gây dị ứng hoặc làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cây xấu hổ mọc hoang dại rất nhiều bên ngoài tự nhiên nên có thể gây nhiễm khuẩn nếu không được rửa sạch sẽ.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phan Duy
Tôi là Phan Duy, năm nay 27 tuổi, một người đam mê với việc trồng cây và trồng rau. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích mãnh liệt với việc trồng cây. Đây không chỉ là một sở thích, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, mang đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nào tả được.
Tôi đã tích lũy được một chút kiến thức về trồng cây và trồng rau thông qua việc tự học và tham gia vào các khóa học tại trường lớp. Từ cách chăm sóc đúng cách, lựa chọn loại đất phù hợp, đến việc điều chỉnh ánh sáng và nước cho cây cối, tôi luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện khả năng của mình trong lĩnh vực này.
Hiện tại, tôi là một công tác viên tại WikiFarm, nơi tôi có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình về trồng cây và trồng rau với cộng đồng. Tôi tin rằng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chúng ta có thể giúp nhau trở thành những người lành nghề hơn trong việc xây dựng những khu vườn xanh tươi.