Sâm đất là một loại thực vật đã vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Ngoài việc được sử dụng như một loại rau xanh, nó còn được biết đến là một loại dược liệu quý, mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải cũng hiểu hết những tác dụng của cây sâm đất là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm được những tác dụng của loài cây này nhé!
Tác dụng của cây sâm đất (Sâm mùng tơi)
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây sâm đất có tên khoa học là Talinum fruticosum, thuộc họ Rau sam. Người ta còn gọi loài cây này bằng những cái tên khác như sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo hay giả nhân sâm.
Thân cây sâm đất thường mọc đứng, nhẵn và phân thành nhiều nhánh.
Lá cây có hình trái xoan thuôn hoặc hình trứng ngược, mọc so le nhau. Phiến lá dày, nhẵn bóng cả 2 mặt, mép lá có hình dạng lượn sóng. Lá thót lại ở gốc, tạo thành phần cuống rất ngắn.
Hoa có màu hồng tím, kích thước nhỏ, thường xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh với chiều dài khoảng 30cm.
Quả cũng có kích thước nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu, xám tro hay màu sẫm như quả của cây rau mồng tơi. Bên trong quả chứa hạt dẹt, kích thước rất nhỏ, màu đen nhánh.
Thời điểm cây ra hoa là vào tháng 6 đến tháng 7 , ra quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 10.
Cây sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Trung Mỹ. Ở Việt Nam, loài cây này phân bố ở hầu hết các tỉnh thành, chủ yếu mọc hoang, phát triển tự nhiên.
Tác dụng của cây sâm đất
Tất cả các bộ phận của cây sâm đất (bao gồm lá, thân và củ) đều có thể sử dụng được. Việc thu hoạch cây sâm đất có thể tiến hành quanh năm, sử dụng sâm đất dưới dạng tươi hoặc khô đều được.
Theo nghiên cứu, bên trong cây sâm đất có chứa hoạt chất pectin cùng một số hoạt chất khác.
Theo Y học cổ truyền, cây sâm đất có vị ngọt, tính bình, tác động vào hai kinh là tâm và phế. Tác dụng của sâm đất là hoạt huyết, giải độc và chống co giật. Riêng phần rễ có tác dụng nhuận tràng, lợi niệu, long đờm, dùng để điều trị bệnh ho, bệnh gan hay phù thũng.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, cây sâm đất có tác dụng thúc đẩy tiểu tiện nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase, ức chế succinic dehydrogenase tại thận. Cây sâm đất cũng chứa hàm lượng lớn kali, có tác dụng lợi niệu. Ngoài ra, sâm đất còn có tác dụng chống viêm, tăng tiết niệu, giảm phù, giảm cholesterol trong máu.
Cũng giống như tác dụng của cây kim ngân, cây sâm đất có những bông hoa nhỏ xinh xắn, mang đến vẻ đẹp tinh tế nên người ta còn trồng sâm đất để làm cây cảnh. Đặc biệt, việc trồng cây kim ngân cũng không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ.
Ngoài ra, cây sâm đất thường phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi nên người dân ở đây thường sử dụng loại cây này như một loại rau xanh để làm thức ăn hàng ngày.
Một số cách sử dụng
Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây sâm đất theo kinh nghiệm dân gian:
- Bài thuốc bồi bổ cơ thể: Bạn cần chuẩn bị một ít lá sâm đất tươi hoặc khô, đem đi rửa sạch rồi đun lấy nước để uống. Bài thuốc này được sử dụng trong trường hợp cơ thể bị suy nhược, ra nhiều mồ hôi, tăng giảm huyết áp đột ngột.
- Bài thuốc giảm đau, tiêu viêm: Bạn có thể sử dụng lá, rễ hoặc củ cây sâm đất đã rửa sạch rồi đem đun lấy nước để uống khi gặp phải tình trạng đau khớp, sưng khớp,...
- Bài thuốc điều trị một số bệnh về da: Bạn có thể đun nước từ lá và rễ của sâm đất với nước để uống, dùng phần bã để đắp vào phần da bị tổn thương khi gặp một số bệnh về da như ghẻ lở, hắc lào,...
- Bài thuốc điều trị chứng mồ trộm: Chuẩn bị 60g sâm đất cùng một nửa cái bao tử lợn. Sơ chế bao tử lợn bằng chanh và nước muối cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó, cho vào nồi hầm nhừ với sâm đất, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sâm đất để ngâm rượu với những tác dụng tương tự như địa liền ngâm rượu. Bạn cần chuẩn bị củ sâm đất, đem đi rửa sạch, cắt thành lát nhỏ rồi cho vào bình thủy tinh. Cuối cùng, đổ rượu trắng vào và ngâm trong khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được.
Ngoài ra, cây sâm đất cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu canh (sử dụng lá, thân hoặc củ sâm đất để nấu với thịt, cá, tôm,...) hay luộc, xào, salad hay ăn sống trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Khi trồng cây sâm đất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt để trồng cây sâm đất.
Cây sâm đất là loài cây ưa sáng, bạn cần đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ ánh nắng mỗi ngày.
Không cần tưới quá nhiều nước do cây có khả năng chịu hạn tốt.
Thường xuyên kiểm tra cây để kịp thời phát hiện và xử lý một số loại sâu bệnh có thể tấn công cây.
Lá cây sâm đất có chứa độc tố. Nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây choáng váng và khó thở. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!