Cây địa liền còn được biết đến với những tên gọi khác như thiền liền, tam nại hay sơn nại. Đây là loại cây được trồng cũng như mọc hoang rất nhiều ở nước ta hiện nay. Bên cạnh nó, địa liền cũng là một loại cây dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa trị bệnh, đặc biệt là ngâm rượu. Vậy, bạn có biết tác dụng của địa liền ngâm rượu là gì hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của củ cây địa liền ngâm rượu
Đặc điểm
Cây địa liền có tên khoa học là Kaempferia galanga, thuộc họ Gừng. Đây là một loài cây thân thảo, sống lâu năm và không có thân. Cây chỉ có thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau. Lá cây có hình hình trứng gần tròn, mọc sát đất. Lá ở phía cuống hẹp lại, tạo thành một cuống dài khoảng 1 - 2cm. Lá có màu xanh lục, mặt lá trên nhẵn còn mặt lá dưới được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Mép lá nguyên, chiều dài của lá khoảng 8 - 10cm. Hoa có màu trắng pha tím, gồm 8 - 10 bông hoa, không có cuống, mọc thành cụm ở nách lá.
Trên thế giới, cây địa liền phân bố ở những nước khu vực châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan,...
Tác dụng của địa liền ngâm rượu
Ngâm rượu là một trong những cách sử dụng cây địa liền phổ biến nhất. Dưới đây là một số công dụng của địa liền ngâm rượu:
- Trước hết, cũng giống như tác dụng của cây sâm cau, địa liền ngâm rượu có tác dụng giảm đau. Sử dụng địa liền ngâm rượu sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhức mỏi gân cốt, đau nhức xương khớp và trị chứng đau lưng kéo dài rất hiệu quả. Ngoài ra, địa liền ngâm rượu còn có tác dụng se khít lỗ chân lông và bảo vệ da, làm cho máu huyết lưu thông tốt.
- Thứ hai, địa liền ngâm rượu hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi.
- Ngoài ra, địa liền ngâm rượu còn có một số tác dụng kháng như chống viêm, ức chế sự phát triển của nấm thường gây bệnh ngoài da.
Cách ngâm rượu bằng cây địa liền
Vậy việc ngâm rượu địa liền có khó hay không? Câu trả lời là vô cùng đơn giản và không có gì phức tạp hay khó khăn cả. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo tỷ lệ địa liền với rượu sao cho phù hợp và đúng cách.
Thông thường, sẽ có 2 cách ngâm rượu địa liền, đó là ngâm địa liền tươi hoặc ngâm địa liền khô.
- Đối với cách ngâm địa liền tươi: Cách này sẽ đơn giản hơn, không cần cầu kỳ. Trước hết, bạn cần đem địa liền đi rửa sạch cho hết đất, để ráo nước. Sau đó, sử dụng dao thật sắc để cắt củ địa liền thành từng lát mỏng, có độ dày khoảng 1cm. Không nên thái quá dày, điều này có thể khiến rượu không ngấm. Sau khi thái xong thì cho vào bình ngâm cùng với rượu trắng. Cứ 1kg địa liền thì cho 4l rượu trắng. Cuối cùng, đậy nắp thật kín rồi ngâm trong khoảng 20 ngày là có thể sử dụng được.
- Đối với cách ngâm địa liền khô: Cách ngâm này cầu kỳ và phức tạp hơn. Trước hết, bạn cũng cần đem địa liền đi rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó đi cắt thành những lát mỏng. Sau đó, bạn cần đem địa liền đã cắt lát đi phơi dưới nắng trong khoảng 4 – 5 ngày. Đến khi địa liền đã khô cong là được. Sau khi phơi xong thì bạn cho vào bình ngâm. Cứ 100g địa liền khô thì cho 4l rượu trắng. Cuối cùng, chỉ cần ngâm trong vòng 20 ngày là có thể sử dụng.
Cách sử dụng địa liền ngâm rượu
Địa liền ngâm rượu có thể sử dụng bằng cách uống trực tiếp hoặc dùng để xoa bóp ngoài da. Bên cạnh đó, nếu muốn phát huy tối đa tác dụng của địa liền ngâm rượu, bạn cần phải sử dụng đúng cách.
Dưới đây là một số cách sử dụng địa liền ngâm rượu thông dụng:
- Nếu bị đau răng, bạn chỉ cần lấy khoảng 5ml rượu ngâm địa liền rồi ngậm trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi. Mỗi ngày cứ thực hiện 3 lần như vậy sẽ rất hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý cần vệ sinh răng miệng thật sạch trước khi ngậm rượu.
- Nếu bị nhức mỏi hay tê dại chân tay, bạn chỉ cần lấy rượu củ địa liền xoa bóp lên vùng da bị nhức mỏi và uống khoảng 5ml. Cơn đau sẽ giảm nhanh mà không gây ra tác dụng phụ.
- Với phụ nữ sau sinh, có thể dùng địa liền ngâm rượu xoa lên bụng.Điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bụng thon gọn, da đẹp hơn và còn khử mùi hiệu quả thơm người.
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc y học cổ truyền hay ngâm rượu thì địa liền còn có thể chiết xuất thành tinh dầu. Tinh dầu địa liền có thể sử dụng để điều chế nước hoa, mỹ phẩm hay chất điều hương trong thực phẩm.
Thông thường, người ta sẽ thu hoạch địa liền trong mùa đông hoặc mùa xuân. Bộ phận được thu hoạch và sử dụng chính là phần thân rễ của cây địa liền. Sau khi thu hoạch thì người ta có thể sử dụng tươi hoặc sấy, phơi khô để sử dụng lâu dài.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Về bài viết này
Trần Hùng
Chuyên gia
Tôi là Trần Hùng một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi chim cảnh tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc các loại chim cảnh sinh sản tôi tự tin chia sẻ đến quý bạn đọc những bài viết hữu ích.
Ngoài việc nuôi chim cảnh, mình còn tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến việc chăm sóc cá cảnh. Mong muốn của mình là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đến cộng đồng. Thông qua trang WikiFarm, mình muốn xây dựng những bài viết chất lượng, chi tiết gửi đến những người có đam mê bộ môn nuôi cá cảnh. Đóng góp những thông tin hữu ích, giúp mọi người có được những kiến thức chăm sóc cá cảnh được tốt hơn.