Là một loại dược liệu quý, sâm cau được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh từ xưa đến nay ở nước ta. Không những thế, sâm cau còn có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Sâm cau còn được gọi bằng cái tên khác là ngải cau. Vậy, bạn đã biết hết những tác dụng của sâm cau hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây để có thêm những thông tin thật hữu ích nhé!
Tác dụng của cây sâm cau đối với sức khỏe
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides. Đây là một loài cây thân thảo, sống lâu năm và ưa sáng. Trên thế giới, loài thực vật này phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á hay phía nam Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, cây sâm cau phân bố nhiều ở miền Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,...
Chiều cao trung bình của cây khoảng 20 - 30cm. Thân cây thuộc dạng thân rễ, hình trụ dài, thường mọc thẳng, hai đầu thót lại. Cây có nhiều rễ phụ giống như thân rễ.
Lá cây mọc ra từ phần thân rễ, có kích thước khá dài và to, gân lá song song vô cùng nổi bật. Lá có hình dạng mũi mác hẹp, chiều dài khoảng 20 - 30cm và chiều rộng khoảng 2,5 - 3cm.
Hoa mọc thành cụm trên một cán ngắn ở phần kẽ lá, bao gồm 3 - 5 bông hoa màu vàng, đài hoa 3 răng có lông, tràng hoa 3 cánh nhẵn, bầu hoa có hình thoi và có lông.
Quả dạng nang, dáng thuôn, chiều dài khoảng 1,2 – 1,5cm, bên trong có chứa khoảng 1 - 4 hạt.
Thông thường, cây sẽ ra hoa và quả từ khoảng tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.
Xem thêm Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Tác dụng của cây sâm cau
Bên trong phần thân rễ của sâm cau có chứa tinh bột, tanin, chất nhầy, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol cùng các chất thuộc nhóm cycloartan, hợp chất flavonoid. Ngoài ra, cây sâm cau còn chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng như testosterone - một loại nội tiết tố sinh dục nam.
Theo Y học cổ truyền, cây sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm, quy vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Chính vì thế, nó có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, mạnh gân cốt, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa. Người ta thường sử dụng sâm cau để điều trị liệt dương, yếu sinh lý, chân tay, lưng lạnh.
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh được rằng, cây sâm cau có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy hay các điều kiện khắc nghiệt khác, chống oxy hóa, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành. Ngoài ra, còn có tác dụng như hormone sinh dục nam.
Chính vì thế, những người mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh, bị suy giảm chức năng tình dục hay người cao tuổi thường bị chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp là những đối tượng nên sử dụng các bài thuốc từ cây sâm cau.
Một số cách sử dụng
Thông thường, bộ phận được sử dụng của sâm cau là phần thân rễ cây. Đây là bộ phận có thể thu hoạch quanh năm. Dưới đây là một số cách sử dụng cây sâm cau thông dụng trong đời sống:
1. Sử dụng sâm cau để ngâm rượu.
Sử dụng rượu sâm cau sẽ có tác dụng điều trị phong thấp, liệt dương, bổ thận tráng dương, lưng lạnh đau hay thần kinh suy nhược.
Nếu ngâm rượu bằng sâm cau khô, bạn cần chuẩn bị 1kg sâm cau thái mỏng, sao vàng; 200ml mật ong cùng 4l rượu trắng. Tiến hành ngâm tất cả các nguyên liệu này trong bình thủy tinh. Ngâm được 1 tuần là bạn có thể sử dụng được.
Nếu ngâm rượu bằng sâm cau tươi, bạn cần chuẩn bị 1kg rễ sâm cau tươi đã rửa sạch, 3l rượu trắng 45 độ. Ngâm được khoảng 10 ngày trở lên thì bạn có thể sử dụng được.
Bạn cần chọn những loại rượu có độ cao, bởi vì rễ sâm tươi có chứa khá nhiều nước, nếu chọn rượu nhẹ sâm sẽ rất dễ bị thối.
Về liều lượng khi sử dụng, mỗi lần uống 1 ly nhỏ trước bữa ăn, mỗi ngày 2 lần.
2. Chế biến sâm cau thành những món ăn bổ dưỡng.
- Thịt gà hầm sâm cau:
Bạn cần chuẩn bị khoảng 250g thịt gà, 15g sâm cau, 15g dâm dương hoắc cùng các loại gia vị thông dụng.
Tiến hành thực hiện như sau: Đem thịt gà đi rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn, ướp gia vị rồi để khoảng 20 phút cho gia vị thấm đềm. Sâm cau và dâm dương hoắc đem rửa sạch. Sau đó, cho thịt gà cùng sâm cau và dương hoắc vào trong nồi với lượng nước vừa đủ, hầm đến khi thịt gà chín mềm.
- Sâm cau hầm thịt lợn:
Bạn cần chuẩn bị 200g thịt lợn, 15g sâm cau cùng các loại gia vị thông dụng.
Tiến hành thực hiện như sau: Đem thịt lợn đi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi ướp gia vị để khoảng 15 - 20 phút cho ngấm đều. Sâm cau đem rửa sạch. Sau đó, cho thịt lợn cùng sâm cau vào trong nồi với lượng nước vừa đủ, hầm đến khi thịt lợn chín mềm.
3. Các bài thuốc từ sâm cau.
- Điều trị hen suyễn hay tiêu chảy: Bạn cần chuẩn bị 16g rễ sâm cau đã được phơi khô, cắt thành lát mỏng rồi sao vàng. Đem nguyên liệu sắc với 250ml nước, cho đến khi còn 50ml thì chắt lấy nước uống trước bữa ăn, mỗi ngày một lần.
- Điều trị sốt xuất huyết: Bạn cần chuẩn bị 20g sâm cau, 12g cỏ mực, 10g trắc bá diệp, 8g chi tử. Đem những nguyên liệu trên sắc với 600ml nước. Đến khi còn 200ml nước thì ngừng, chắt lấy nước rồi chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.
Câu hỏi thường gặp
Cây sâm cau có tác dụng dược tính khá giống cây bồng bông nên nhiều người hay bị nhầm lẫn, thậm chí cây sâm cau bày bán trên thị trường hiện giờ thường hay bị trà trộn với cây bồng bông. Cây bồng bông cũng có phần rễ củ màu đỏ giống như cây sâm cau, tác dụng chính là hỗ trợ điều trị kiết lỵ nhưng không hỗ trợ cải thiện đời sống sinh lý giống như cây sâm cau. Thậm chí nếu sử dụng sai cách cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần chú ý phân biệt rõ, tốt nhất là tìm mua dược liệu tại những nhà thuốc uy tín.
Cây sâm cau vẫn chứa một ít độc tính. Vì vậy, sau khi đào về, bạn cần rửa sạch rồi ngâm cùng nước vo gạo nhằm loại bỏ phần nào độc tính.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!