Hình ảnh bồ công anh mong manh trong gió chắc hẳn vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Loài thực vật này cũng mang rất nhiều ý nghĩa về một tình yêu đẹp, một nghị lực kiên cường. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, giống như cà gai leo, bồ công anh cũng là một dược liệu quý trong y học. Vậy, tác dụng của cây bồ công anh cụ thể là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tác dụng của cây bồ công anh (bất ngờ với lợi ích)
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ Cúc. Nó còn được biết đến với những tên gọi khác như rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại,…
Đây là một loài cây thân thảo với tuổi thọ khá ngắn, chỉ khoảng 1 – 2 năm. Thân cây mọc thẳng, trơn nhẵn, có đốm màu tím với chiều cao chỉ khoảng 0,5 – 2m.
Lá có hình bầu dục thuôn dài, không có cuống, mọc ra từ rễ.
Hoa thường mọc thành chùm ở đỉnh hoặc giữa các lá, phân thành nhiều nhán. Màu sắc của hoa cũng rất đa dạng, từ màu vàng đến màu tím hoặc màu trắng. Mùa hoa bồ công anh nở rộ thường vào khoảng tháng 6 – 7 hằng năm và kết thúc vào tháng 9.
Quả có màu đen, có lông màu trắng nhạt, mỗi khi bấm vào lại tiết ra nhựa.
Trong tự nhiên, cây bồ công anh thường mọc hoang dại ở những nơi ẩm thấp trong vườn, ven vệ đường, ven sông suối hoặc bờ ao, bờ ruộng. Ở Việt Nam, bồ công anh thường mọc rải rác khắp nơi từ trung du cho đến đồng bằng, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc.
Tác dụng của cây bồ công anh
Theo nghiên cứu, bồ công anh có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe con người như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B,… cùng các loại khoáng chất và hợp chất hữu cơ khác, mang lại tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả, có thể kể đến như sau:
– Hỗ trị điều trị các bệnh về da: Bồ công anh có thể hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm như ghẻ lở, hắc lào,…
– Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Bồ công anh giàu chất xơ, kích thích cảm giác thèm ăn, giúp giảm táo bón, tăng cường chuyển động của ruột, phòng ngừa bệnh trĩ và viêm ruột thừa.
– Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Thành phần của loài bồ công anh có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, loại bỏ lượng đường dư thừa trong cơ thể hay bị tích tụ trong thận. Điều này vô cùng phù hợp cho những người bị bệnh tiểu đường.
– Ngăn ngừa ung thư: Bồ công anh có khả năng phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển của các tế bào ung thư trong các hệ thống cơ quan như vú, gan, dạ dày, ruột kết,…
– Cải thiện chức năng của gan: Bồ công anh có tác dụng kích thích gan một cách tự nhiên, cải thiện chức năng bằng cách loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm giảm mức độ chất béo dư thừa lưu trữ trong gan và chống oxy hóa.
– Tác dụng lợi tiểu vô cùng hiệu quả: Rễ bồ công anh có khả năng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi cho hệ tiết niệu, ức chế sự hình thành của vi khuẩn có hại.
Ngoài những công dụng liên quan đến sức khỏe con người thì bồ công anh còn có thể sử dụng để sát khuẩn, diệt nấm và các loại côn trùng vô cùng hiệu quả bởi vì nhựa từ thân và lá của loài cây này có tính kiềm cao.
Cách sử dụng
Với đặc tính hỗ trợ điều trị bệnh vô cùng hiệu quả như đã phân tích ở trên, bồ công anh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Sau đây là một số bài thuốc từ bồ công anh:
– Chữa trị mụn nhọt: Sử dụng khoảng 20 – 40g lá bồ công anh tươi giã nát với một ít muối. Sau đó, vắt lấy nước cốt uống, còn bã thì lấy đắp lên vùng da bị mụn nhọt.
– Chữa quai bị: Chuẩn bị 30g lá bồ công anh tươi đã rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát với lòng trắng trứng gà và đường phèn. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng bị quai bị, mỗi ngày đắp 1 lần, thực hiện từ 3 – 5 lần sẽ thấy hiệu quả.
– Chữa viêm bàng quang: Chuẩn bị bồ công anh, quất bì và sa nhân đã phơi khô rồi xay thành bột mịn. Sau đó, trộn 2g hỗn hợp bột trên với nước và uống 3 lần/ngày có đến khi thấy hiệu quả.
– Điều trị vết rắn độc cắn: Lấy một ít lá bồ công anh tươi giã nát rồi thêm chút muối. Sau đó đắp lên vùng da bị rắn cắn, dùng vải mịn buộc chặt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tuần.
– Chữa tắc tia sữa: Chuẩn bị 20 – 40g lá bồ công anh tươi. Tiến hành rửa sạch, để ráo rồi giã nát lá với một chút muối. Sau đó, chắt lấy nước uống hàng ngày. Bạn có thể lấy phần bã sau khi vắt đắp lên ngực sưng đau. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.
– Điều trị đau dạ dày: Đem đun sôi 20g lá bồ công anh khô với 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô rồi chắt lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và lặp lại cho đến khi các triệu chứng của bệnh biến mất.
Khi sử dụng bồ công anh, bạn cần lưu ý về liều lượng. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, dị ứng, cảm lạnh, viêm da tiếp xúc,…
Hạn chế dùng chung bồ công anh với kháng sinh, có thể làm giảm công dụng của loại thuốc này.
Những đối tượng không nên sử dụng những bài thuốc từ bồ công anh như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bị mẫn cảm với các thành phần của bồ công anh, người bị suy tim, huyết áp cao,…
Đọc thêm:
Câu hỏi thường gặp
Bồ công anh là một loại cây rất dễ trồng. Bạn hoàn toàn có thể tự trồng bồ công anh bằng chính hạt của chúng. Thời điểm thích hợp nhất để trồng là khoảng tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10 hằng năm.
Cây bồ công anh có kích thước không quá lớn nên bạn hoàn toàn có thể trồng trong chậu. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chậu có lỗ thoát nước ở dưới đáy, đường kính từ 40 – 50cm trở lên để cây phát triển tốt.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lưu ý
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.