Đinh lăng là một loại được so sánh với cây nhân sâm bởi những tác dụng vô cùng quý giá của nó. Tuy nhiên, đinh lăng lại vô cùng dễ kiếm mà giá thành lại vô cùng rẻ nên nó còn được coi là “nhân sâm của người nghèo”. Vậy cụ thể, tác dụng của lá đinh lăng là gì? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau đây của chúng tôi!
Tác dụng của lá đinh lăng (ít ai biết đến)
Đặc điểm của cây đinh lăng
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc họ Ngũ gia bì. Đinh lăng còn được biết đến với những cái tên khác như nam dương sâm, cây gỏi cá.
Đây là loài cây thân gỗ nhỏ, thân nhẵn và không có gai. Chiều cao trung bình của cây đinh lăng khoảng 0,8 – 1,5m.
Lá đinh lăng có màu xanh đậm, thuộc loại lá kép, có 3 lần xẻ lông chim, mép lá có răng cưa và mọc so le nhau.
Cụm hoa gồm nhiều tán mang nhiều hoa nhỏ. Hoa có màu trắng, tập trung ở đầu cành. Quả đinh lăng dẹt, kích thước khá nhỏ với chiều dài khoảng 3 – 4mm, dày 1mm. Mùa hoa đinh lăng nở và ra quả là khoảng tháng 4 – 7 hằng năm.
Tác dụng của lá đinh lăng là gì?
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng vô cùng hiệu quả đối với việc giải độc, chống dị ứng, chữa táo bón,…
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá đinh lăng có chứa nhiều thành phần vô cùng có lợi cho sức khỏe như vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1, glucozit, alcaloid, flavonoid. Chính vì thế, việc sử dụng đinh lăng rất tốt cho thị lực, thần kinh, tim mạch cũng như giúp cơ thể chống lại vi khuẩn có khả năng gây bệnh, hỗ trợ giảm đau và gây tê vô cùng hiệu quả.
Lá cũng là bộ phận được sử dụng chủ yếu của đinh lăng. Không chỉ là một loại dược liệu quý trong y học, đinh lăng còn có những công dụng nhất định trong ẩm thực. Lá đinh lăng có thể ăn sống, ăn kèm hoặc chế biến cùng các loại thực phẩm khác như cá, thịt lợn,… Đặc biệt, lá đinh lăng là nguyên liệu không thể thiếu trong món gỏi cá (đó là lý do nó còn được gọi là lá gỏi cá).
Ngoài lá, các bộ phận khác của đinh lăng như rễ hay thân đều có công dụng làm thuốc. Trồng cây đinh lăng để làm cây cảnh trang trí cũng vô cùng thú vị.
Một số bài thuốc từ lá đinh lăng
Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa
Lá đinh lăng có công dụng điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,… vô cùng hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị một nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Sau đó, cho vào nồi, đổ nước vừa phải rồi đun sôi lên. Cuối cùng, chắt lấy nước uống khi còn ấm. Thực hiện liên tục trong vài ngày cho đến khi các tình trạng trên được cải thiện.
Điều trị bệnh xương khớp do thời tiết
Thời tiết thay đổi có thể khiến một số người, đặc biệt là người già bị đau nhức xương khớp. Bạn có thể sử dụng đinh lăng để nấu nước uống sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách làm như sau: Lấy một ít cành và lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi nấu cùng rau cúc, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ. Đun sôi rồi chắt lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện 5 ngày liên tiếp.
Điều trị triệu chứng đau đầu, mất ngủ
Lá đinh lăng có tác dụng đả thông kinh lạc, tăng sức đề kháng nên sẽ có tác dụng vô cùng hiệu quả với những người hay bị đau đầu, mất ngủ.
Bạn cần chuẩn bị:
20g mỗi loại gồm: lá đinh lăng khô, rau má, tam điệp, cỏ mực, lá vông.
16g lá trinh nữ.
10g mỗi loại gồm hoàng bá, hoàng liên và bạch linh.
Đem những nguyên liệu trên đi rửa sạch và sắc cùng 700ml nước cho đến khi còn 300ml thì chắt lấy nước, chia thành 2 lần uống trong ngày. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Điều trị bệnh dị ứng da
Lá đinh lăng cũng có tác dụng cải thiện tình trạng do một số bệnh dị ứng da như nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 150g lá đinh lăng tươi, đem đi rửa sạch rồi hãm với 200ml nước sôi trong vòng 5 – 7 phút. Sau đó, chắt ra lấy nước và uống khi còn ấm. Thực hiện mỗi ngày 3 lần cho đến khi các triệu chứng dị ứng da được cải thiện.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt và đau tử cung
Lá đinh lăng có chứa các hoạt chất giúp phụ nữ sau sinh tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu được các cơn đau ở cổ tử cung. Ngoài ra, lá đinh lăng còn có tác dụng lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị cành và lá đinh lăng tươi đem sắc cùng nước, sau đó chắt lấy nước uống khi còn ấm. Thực hiện việc làm này trong một thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả.
Cách trồng cây đinh lăng
Thời vụ trồng
Cây đinh lăng rất dễ trồng, có thể thích nghi với nhiều điều kiệu khí hậu khác nhau nên bạn có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là vào mùa xuân, từ tháng 2 – 4 dương lịch.
Chuẩn bị giống
Bạn nên chọn giống đinh lăng nếp có lá nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh. Loại giống này sẽ cho chất lượng và năng suất cao.
Phương pháp trồng đinh lăng chủ yếu là giâm cành, bạn cần chuẩn bị những cành giâm từ những cây mẹ khỏe mạnh, chiều dài khoảng 15 – 20cm.
Kỹ thuật trồng
Trước hết, bạn cần tiến hành giâm cành của đinh lăng trong bầu. Cành giống cần được tỉa, chỉ còn khoảng 3 – 4 lá. Sau đó, nhúng 1 đầu cành vào dung dịch kích thích ra rễ rồi cắm vào bầu.
Khoảng 45 – 50 ngày sau khi giâm, các lá già đã rụng hết, cây giống nảy chồi mới thì bạn có thể đem trồng.
Chăm sóc
– Tưới nước: Chú ý tưới nước đầy đủ cho cây, lượng nước vừa phải, tránh tưới quá nhiều làm nước bị ứ đọng, khiến cây dễ bị nấm bệnh tấn công.
– Bón phân: Khoảng 5 – 7 ngày sau khi trồng, bạn nên hòa loãng lân supe với nước để tưới cho cây nhằm mục đích kích thích bộ rễ phát triển. Trong giai đoạn chăm sóc, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của cây để quyết định việc bón phân như thế nào. Ưu tiên sử dụng phân NPK và phân chuồng hữu cơ.
– Cắt tỉa: Việc cắt tỉa thường xuyên cũng sẽ giúp cây thông thoáng hơn, hạn chế sâu bệnh phát triển. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ để tránh việc tranh dinh dưỡng với cây.
– Phòng trừ sâu bệnh: Trong giai đoạn mới trồng, bạn cần chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh,… Từ năm thứ 2 trở đi, cây đã khỏe mạnh nên ít khi bị sâu bệnh tấn công.
Chia sẻ cho bạn thêm cách trồng cây đinh lăng trong chậu, bạn có thể vào đọc để biết thêm thông tin.
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, sau khi trồng khoảng 3 năm thì cây sẽ cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch chủ yếu trong năm là từ tháng 10 – 12.
Mặc dù mang đến nhiều công dụng hữu ích nhưng nếu sử dụng sai thì vẫn gây ra những hậu quả khó lường. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng đinh lăng:
Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Không uống thuốc sắc từ đinh lăng khi bụng đói, có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa.
Sử dụng đinh lăng với liều lượng phù hợp, “cái gì nhiều quá cũng không tốt”.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng các bài thuốc từ đinh lăng: đau đầu, nôn mửa,…
Những đối tượng không được sử dụng đnh lăng: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bị rối loạn đông máu, đang xuất huyết.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.