Xin chào các bạn, lá lốt là một loại lá cực kỳ phổ biến ở nước ta, lá lốt vừa có công dụng chữa bệnh ví dụ như các bệnh về xương khớp, đau khớp, giúp giảm đau, nhức và sưng,… lá lốt còn là nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe được dùng để nấu ăn, các loại thức ăn dùng lá lốt để chế biến như chả lá lốt, trứng rán lá lốt,… cực kỳ ngon và bổ dưỡng nên hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn "Công dụng & tác dụng của cây lá lốt", bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cây lá lốt tại nhà cực kỳ đơn giản, bắt đầu ngay thôi nào.
Công dụng & tác dụng của cây lá lốt
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Công dụng & tác dụng
Theo Wikipedia, cây lá lốt có tên khoa học là "Piper sarmentosum", đây là một loại cây mềm thường phát triển tươi tốt ở nhưng nơi râm mát, dọc bờ mương, bờ ao, thường là những nơi ẩm ướt.
Lá lốt thường được mọi người sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn như: Chả cuốn lá lốt, thịt bò cuốn lá lốt, chả bò lá lốt nướng, cà tím xào lá lốt, thịt ba chỉ xào lá lốt, thịt trâu xào lá lốt, hến xào lá lốt và rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ lá lốt.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị nồng và hơi cay. Thường được sử dụng để chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau, đặc biệt là về xương khớp.
Ngoài ra, lá lốt còn được mọi người sử dụng để chữa một số bệnh như:
Bệnh trĩ
Có rất nhiều cách được áp dụng trong việc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt, một trong những phương pháp đấy là:
Chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi lá lốt
- Chuẩn bị lá lốt, rồi rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó để lá lốt khô ráo hết nước.
- Cho lá lốt vào xoong nồi, đun đến khi nước xôi thì tắt bếp, đợi tiếp 10 phút cho nồi bớt nhiệt xuống.
- Trùm kín và xông hơi phần hâu môn khoảng 10 - 15 phút.
- Sau đó, lau nhẹ nhàng lại bằng khăn mềm sạch sẽ.
Chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi lá lốt với ngải cứu
- Chuẩn bị một ít lá lốt và ngải cứu, sau đó rửa sạch bằng nước muối loãng, rồi bạn để khô hết nước.
- Đun cả 2 lá lốt và ngải cứu đến khi nước sôi thì đợi 10 phút giảm nhiệt.
- Sau đó, tiến hành xông hơi 10 - 15 phút ở phần hậu môn.
- Đến khi nước nguội, bạn sử dụng nước để rửa sạch lại phần hậu môn, rồi lau sạch lại bằng khăn mềm.
Chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi lá lốt với lá trầu không
- Hái một nắm lá lốt, một nắm lá trầu không, sau đó rửa sạch bằng nước muối loãng, để khô hết nước.
- Đun sôi 2 lá lốt và lá trầu không, để bớt nhiệt khoảng 10 phút.
- Xông hơi phần hậu môn khoảng 10 - 15 phút, bạn cũng có thể sử dụng nước lá lốt và lá trầu không ấm để ngâm phần hậu môn.
- Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
Lưu ý: Không sử dụng lá lốt tươi đắp trực tiếp vào hậu môn, bởi vì lá lốt có tính cay nóng dễ gây kích ứng.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay bằng lá lốt
- Chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch rồi để khô ráo hết nước, sau đó đem đi giã nát, rồi lấy nước cốt để uống.
- Đem bã lá lốt vừa giã cho vào nồi + đổ 3 - 4 bát nước, đem đi đun sôi.
- Sau đó lấy bã ra, còn nước để ấm rồi đem đi rửa trên vùng da bị tổ đỉa, tiếp đến lau khô vùng da sạch sẽ rồi đắp bã lên, băng lại để bã không bị rơi ra.
Thực hiện cách này 1-2 lần/ngày, trong 7 - 10 ngày, thực hiện kiên trì bệnh sẽ khỏi dần.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh bằng lá lốt
- Chuẩn bị 20g lá lốt
- Sau đó rửa sạch đem đi đun với 3 bát nước
- Đun đến khi chỉ còn 1 bát nước
- Chờ nước ấm rồi uống trước bữa ăn tối.
Chữa viêm nhiễm âm đạo bằng lá lốt
- Chuẩn bị 50g lá lốt tươi, 40g củ nghệ và 20g phèn chua
- Đem lá lốt và củ nghệ rửa sạch, rồi để cho ráo hết nước.
- Cho lá lốt, nghệ và đường phèn vào nồi, tiếp đến đổ ngập đến 2 đầu ngón tay, đun nhỏ lửa khoảng 10 - 15 phút.
- Để nước ấm rồi đem đi rửa vùng âm đạo.
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh bằng lá lốt [1]
- Dùng 20 - 30g lá lốt tươi rửa sạch đem đi phơi khô.
- Lấy 15g lá lốt khô, đem đi đun với 2 bát nước, đun đến khi nước còn nửa bát nước
- Để nước ấm rồi uống, uống trước bữa ăn tốt để đạt hiệu quả tốt nhất, uống trong 10 ngày.
Chữa chứng ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt
- Sử dụng 30g lá lốt tươi, đem đi rửa sạch rồi đun với 1 lít nước
- Đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối vào nồi.
- Để nước ấm thì có thể đem ngâm hai bàn tay & bàn chân, thực hiện điều này trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất, liệu trình trong 7 ngày.
Cách trồng cây lá lốt
Chọn giống cây
Khi trồng lá lốt chúng ta cần lấy những càng lá lốt giống để trồng theo kiểu giâm cành, cắt các cành lá lốt to, chắc và có lá nhiều, lá to, nên cắt khoảng 20 đến 30 cm là đã có 1 càng lá lốt để giâm, chỉ cần trồng 1 vài đoạn cành lá lốt như vậy nếu như chăm sóc tốt thì chúng sẽ cho ra lá hàng nhiều năm, tha hồ sử dụng mà không phải đi mua.
Các đồ dùng cần thiết
Đầu tiên là các chậu cây hay thùng xốp, các khay, thùng ,… để trồng cây hoặc nếu bạn trồng lá lốt với số lượng lớn thì nên có một mảnh vườn, lá lốt trồng khá sát nhau và không tốn quá nhiều diện tích nên chỉ cần 1 mảnh vườn nhỏ thôi là có thể trồng lá lốt để đem bán kiếm thêm chút thu nhập được rồi. Ngoài ra còn cần 1 số đồ vật như xẻng nhỏ, dao, kéo, bao tay, …. các đồ dùng này đều là các đồ dùng hầu hết nhà ai cũng có hay nếu không thì rất dễ tìm mua nên không cần quá lo.
Loại đất trồng
Để trồng cây lá lốt phát triển tốt nhất thì có thể dùng đất mùn trộn với các thứ sau đây : các loại phân gà hoặc dê, phân trùn quế rồi vỏ trấu, xơ dừa, các loại mùn và than, nên dùng các mảnh vụn than để dễ cho than phân bổ đều trong đất. Tuy nhiên nếu chỉ dùng đất thường thì cây lá lốt vẫn sẽ phát triển bình thường vì loại cây này rất dễ sống và không quá khó trồng chỉ là nếu có các nguyên liệu trên trộn thêm bổ sung vào đất thì cây sẽ tốt hơn thôi.
Thời gian trồng cây thích hợp
Lá lốt là giống cây có thể trồng quanh năm, mùa nào cũng sống được nhưng nếu trồng số lượng lớn để bán thì nên trồng vào tháng 2 hoặc 3 âm lịch đến giữa mùa thu, nên tránh trồng vào mùa đông, nhất là các ngày lạnh.
Cách trồng cây
Đầu tiên là phơi đất ra nắng rồi rải 1 ít vôi bột lên đất để loại bỏ các mầm bệnh có trong đất, phơi khoảng 1 tuần rồi trộn đất với các nguyên liệu như phân trùn quế, phân dê, than vụn,…. đục lỗ nhỏ ở đáy chậu để nước có thể lưu thông, nhưng giờ hầu như các chậu phục vụ cho mục đích trồng cây đều được các cơ sở sản xuất đục lỗ sẵn rồi, sau đó cho đất đã trộn vào chậu, các bạn có thể trồng khoảng 1 đến 3 cành vào 1 chậu nhỏ hoặc nếu chậu to hay trồng trong vườn thì khoảng cách giữa mỗi cành cây được trồng xuống là khoảng 5 đến 7 cm. Sau khi cho đất vào trong chậu thì dùng bình xịt tưới 1 ít nước vào trong đất cho mềm đất rồi cắm hơi nghiêng 1 chút cành lá lốt giống xuống, nên cắm khoảng 2 phần 3 cành giống rồi vun đất quanh chỗ vừa cắm để cho cành giống vừa được trồng chắc chắn hơn và đất cứng hơn, rải xơ dừa, phân dê, than vụn lên mặt đất trồng sau đó tưới thêm 1 ít nước theo dạng phun sương là đã xong quá trình trồng cây.
Chăm sóc cây lá lốt
Các chậu cây lá lốt nên được đặt ở nơi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, từ khi mới trồng đến khi cây được 2 tuần thì ngày tưới cây khoảng 2 đến 3 lần, nên tưới bằng bình xịt theo dạng phun xương. Sau 2 tuần thì khoảng 1 hay 2-3 ngày mới cần tưới nước cho cây 1 lần, mỗi lần tưới nước thì dùng bình xịt tưới sao cho ướt đẫm toàn bộ lá, thân, gốc và đất trồng là được.
Khi thấy có cỏ mọc trong đất trồng lá lốt thì có thể nhổ sạch khi cỏ mọc nhiều.
Có một mẹo giúp cho lá cây phát triển tốt và ăn ngon hơn là khi cây phát triển ra lá vào đợt đầu tiên thì nên ngắt bỏ lá cây khi đang còn non ( chỉ lượt đầu ) để cây phát triển hoàn toàn lá mới giúp lá lốt ăn ngon hơn, lá lốt còn non là lá lốt có màu xanh tươi, hơi nhạt một chút.
Nếu có sâu bọ hay ốc sên, côn trùng thì nên bắt hết không để chúng làm hại cây.
Vì đất trồng đã được trộn với rất nhiều loại phân và khoáng chất nên vài tháng ( khoảng 2-3 tháng ) mới cần bón phân bổ sung cho cây, có thể dùng các loại phân đạm.
Cây lá lốt là loại cây dễ sống và dễ trồng nên tốt nhất là chỉ sử dụng phân bón và tưới nước chứ không nên sử dụng các loại thuốc có độc tố mạnh như thuốc trừ sâu,…
Thu hoạch lá lốt
Khoảng 1 tháng trở lên là đã có thể thu hoạch lá lốt, bạn hãy chú ý khi thu hoạch nên ngắt những lá lốt ở mức tốt và ngắt hết lá già chứ đừng nên ngắt những lá non. Cứ như vậy khi lá bị ngắt đi cây sẽ lại phát triển lá mới và theo thời gian bạn sẽ lại thu hoạch được tiếp. Nên thu hoạch lá theo từng đợt để lá phát triển đồng đều chứ không thu hoạch kiểu mỗi lần chỉ ngắt 1 vài lá, sau mỗi lần thu hoạch bón thêm các loại phân trùn quế , phân dê,… lên bề mặt đất trồng.
Khi cây đã phát triển dài khoảng 40-50cm hay cành đã quá dài thì có thể cắt ngắn để thu được những cành lá lốt giống mới.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về công dụng và tác dụng của cây lá lốt, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, được nhiều người sử dụng trong ẩm thực và trong y học cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, Wikifarm đã chia sẻ & hướng dẫn cách trồng cây lá lốt ở cả bài viết này, các bạn có thể thấy cây lá lốt rất dễ trồng và không tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc nên tôi tin rằng ai cũng có thể trồng được. Đối với việc trồng cây lá lốt, bạn nên trồng trong chậu, thùng xốp để sử dụng thì hơn chứ giá trị về kinh tế mà cây lá lốt mang lại không quá cao nên khá ít người chọn trồng lá lốt để kinh doanh, buôn bán, tất nhiên là vẫn có nhưng lá lốt chỉ là một trong số những cây được trồng để bán ghép với nhiều loại cây khác chứ nếu chỉ trồng lá lốt bán thì không nên. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Tác dụng tuyệt vời của cây lá lốt trong điều trị đau nhức xương khớp - tuoitre.vn
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.