Cây mắc ca có nguồn gốc từ đất nước Australia xa xôi, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ 20. Đây là một loài cây có trái giàu dinh dưỡng, mang đến hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, cây mắc ca đã được trồng rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng, cây mắc ca trồng bao lâu có trái? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cây mắc ca trồng bao lâu có trái?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây mắc ca có tên khoa học là Maccadamia. Đây là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Nếu được chăm sóc tốt, trong điều kiện sinh trưởng và phát triển thuận lợi, cây mắc ca có thể sống tới 100 năm tuổi. Chiều cao trung bình của cây khoảng 2 - 18m, tán lá có thể rộng 15m. Cành cây có dáng tròn đều, lớp vỏ nhám.
Rễ của cây mắc ca là rễ chùm do đây là cây thuộc loại 2 lá mầm. Bộ rễ của cây ăn nông nên khả năng chịu gió bão của cây khá kém. Nếu trồng cây mắc ca để làm kinh tế thì cần trồng xen canh với các loại cây khác để tránh gió bão.
Lá của mắc ca cứng, hình bầu dục, chiều dài trung bình của lá khoảng 0.7 - 1.2m. Mép lá lượn sóng, đôi khi có răng cưa nhọn, bề mặt lá thường uốn lượn, gân lá nổi lên rất dễ thấy.
Hoa có màu trắng điểm hồng hoặc màu tím hồng, thường mọc theo chuỗi, mỗi chuỗi hoa có chiều dài khoảng 12 - 30cm. Là loại hoa lưỡng tính nên cây có khả năng tự thụ phấn. Tuy nhiên, mỗi chuỗi hoa có khoảng 200 - 300 bông thì tỉ lệ đậu hoa cho quả chỉ khoảng 15%.
Quả mắc ca có chiều dài khoảng 2,5cm, nặng 8 - 9g, lớp vỏ bên ngoài quả dày. Quả thường mọc thành chùm, mỗi chùm có 2-5 quả, Khi lớp vỏ bên ngoài quả chuyển màu từ trắng sang nâu rồi đen thì quả đã có dấu hiệu chín.
Hạt mắc ca cứng, dày 2 - 5mm. Hạt nằm bên trong quả. Đây là bộ phận thu hoạch và sử dụng chính của cây mắc ca. Nhân chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất vô cùng cần thiết cho sức khỏe con người.
Tác dụng
Như đã đề cập ở trên, hạt của mắc ca là bộ phận thu hoạch và sử dụng chủ yếu. Hạt mắc ca giàu dinh dưỡng, mang lại hương vị béo ngậy nên được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”.
Về thành phần dinh dưỡng, trong hạt mắc ca có chứa chất béo không bão hòa, calo, protein, chất xơ, đường, đồng, sắt, magie, vitamin B6,...
Những tác dụng của hạt mắc ca có thể kể đến như sau:
- Cung cấp năng lượng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể: Hạt mắc ca cung cấp calo cùng các dưỡng chất khác, giúp cơ thể chúng ta duy trì năng lượng..
- Cải thiện chức năng chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa gây ra những căn bệnh như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ. Các chất béo không bão hòa đơn trong hạt mắc ca có thể giảm nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, giảm mức độ nghiêm trọng với những người đang bị rối loạn chuyển hóa.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau 4 tuần ăn hạt mắc ca, nguy cơ mắc bệnh mạch vành có thể giảm đáng kể. Điều này là do acid béo không bão hòa đơn palmitoleic trong hạt mắc ca có tác dụng giảm lipid máu, hạ huyết áp, giảm nhiễm trùng, làm giảm lượng triglyceride - nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư: Cây mắc ca có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư do trong loại hạt này có chứa hàm lượng lớn tocotrienols, có thể chống lại các tế bào ung thư và flavonoid có thể tiêu diệt các gốc tự do gây đột biến tế bào.
- Tốt cho chức năng não bộ: Hạt mắc ca có chứa tocotrienol, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Ngoài ra, chất béo không bão hòa đơn trong hạt mắc ca cũng có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, xoa dịu thần kinh.
- Tốt cho xương và răng: Trong hạt mắc ca có chứa phốt pho - một chất vô cùng cần thiết cho quá trình khoáng hóa của xương và răng. Đồng thời còn giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp do thiếu hụt canxi.
- Làm đẹp da: Acid palmitoleic có trong hạt mắc ca có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi làn da, củng cố màng tế bào da, làm chậm quá trình lão hóa da do tuổi tác và các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
- Hỗ trợ quá trình giảm cân: Acid palmitoleic có trong hạt mắc ca có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Chất xơ trong hạt mắc ca còn có thể tạo cảm giác no lâu, giúp chúng ta dễ dàng cắt giảm khẩu phần ăn, hạn chế ăn vặt, hỗ trợ vô cùng hiệu quả cho những ai đang muốn giảm cân.
Cây mắc ca trồng bao lâu có trái?
Hiện nay, phương pháp trồng cây mắc ca phổ biến nhất là ghép cành. Nếu trồng theo phương pháp này thì khoảng 3 - 4 năm sau khi trồng, cây sẽ bắt đầu cho quả bói. Từ năm thứ 10 trở đi thì cây mới bắt đầu cho năng suất ổn định.
Trong năm, mùa thu hoạch quả mắc ca thường vào tháng 7 đến tháng 9 hằng năm. Thông thường, quả mắc ca có hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín thì vỏ quả sẽ chuyển từ xanh sang nâu, vỏ quả khô tự nứt, bên trong chứa một hạt. Bạn có thể thu hoạch hạt khi hạt rụng xuống đất hoặc hái quả từ trên cây.
Sau khi thu hoạch, cần bóc vỏ của quả ngay trong vòng 24 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn có thể tự sấy khô tại nhà hoặc mang đến các nhà máy chế biến mắc ca sấy khô. Việc sấy khô mắc ca cần được thực hiện trong hai tuần sau khi thu hoạch.
Đọc thêm Hướng dẫn cách trồng măng cụt
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, bạn có thể sử dụng hạt mắc ca để ăn trực tiếp như một món ăn vặt lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng loại hạt này để làm bánh, làm sữa hạt và chế biến nhiều món ăn khác nhau.
Trong công tác bảo quản, bạn nên để hạt mắc ca trong tủ lạnh bởi vì hạt mắc ca có dầu nên dễ bị ôi, hỏng, hôi dầu nếu không được bảo quản đúng cách.
Tuy được coi là một loại đồ ăn vặt lành mạnh nhưng nếu ăn nhiều hạt mắc ca quá cũng không tốt. Mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn khoảng 15 hạt mắc ca mỗi ngày. Nếu là hạt mắc ca rang muối thì nên ăn ít hơn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!