Bạn đã từng nghe đến cây duối chưa? Cái tên này khá là độc và lạ phải không nào? Trên thực tế thì cây duối là một loại cây cảnh quen thuộc với người dân Việt Nam, được nhiều người yêu thích. Cây duối cũng có rất nhiều công dụng hữu ích. Điều đặc biệt hơn là bạn hoàn toàn có thể đào cây duối bên ngoài vườn và đem nó trồng trong chậu. Hãy lấy giấy bút và note lại những thông tin hữu ích về cách trồng cây duối mới đào sau khi tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
Hướng dẫn cách trồng cây duối mới đào
Đặc điểm
Cây duối có tên khoa học là Streblus asper Lour., thuộc họ Dâu tằm.
Cây duối là loài cây thân gỗ, kích thước vừa phải. Thân cây có dáng thẳng đứng, chắc, cứng cáp và được chia thành nhiều cành, nhiều nhánh. Chiều cao trung bình của cây khoảng 4 – 8m.
Rễ của cây duối thuộc loại rễ cọc, bám sâu vào trong lòng đất, kích thước to, giúp cây hút được nhiều nước và các chất dinh dưỡng, chịu hạn tốt.
Lá cây có dạng hình trứng với 2 đầu nhọn, màu xanh sẫm. Bề mặt lá nhám và cứng, trơn nhẵn với phần mép lá có hình răng cưa. Chiều dài của lá khoảng 2 – 7cm.
Hoa có kích thước nhỏ nhắn, mày vàng lục, chia thành 2 loại là hoa đực và hoa cái. Trong khi hoa cái mọc mỗi cuống riêng biệt thì hoa đực lại mọc tập trung ở đầu cành và cuống.
Quả có dạng hình trứng tròn trịa, kích thước nhỏ, vỏ mềm và có màu vàng. Khi chín thì quả có thể ăn được với vị ngọt nhẹ.
Cây duối có tuổi thọ cao, sống lâu năm.
Ý nghĩa & công dụng
Trong phong thủy, người ta cho rằng, cây duối sẽ thu hút vận khí tốt, giúp gia chủ có nhiều vận may, nhiều tài lộc. Người trồng cây duối sẽ gặp được nhiều thuận lợi trên con đường công danh, sự nghiệp có nhiều bước thăng tiến.
Ngoài ra, người ta còn tin rằng, cây duối có thể giúp gia chủ xua đuổi tà ma, mang đến cho gia đình gia chủ sự bình yên.
Chính vì thế, người ta thường trồng cây duối để làm cây cảnh trang trí, tạo cảnh quan cho không gian quanh ngôi nhà, không gian làm việc và học tập. Cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài ra, cây duối cũng là một vị thuốc quý khi có thể điều chế thành các bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Tất cả những bộ phận của cây duối như rễ, lá, hoa, quả,… đều có thể sử dụng để chữa một số bệnh như sỏi thận, chữa sâu răng hay một số bệnh ngoài da,…
Ở các làng quê đang xây dựng và phát triển nông thôn mới, cây duối là loại cây rất thích hợp để trồng làm hàng rào xanh. Ngoài ra, người ta còn có sử dụng gỗ của cây duối để làm thành các đồ dùng, dụng cụ phục vụ đời sống con người như cán dao, cán cuốc,…
Đọc thêm: Hướng dẫn cách trồng cây kim tiền mang lại nhiều tài lộc, phong thủy
Chuẩn bị
Đất trồng
Cây duối không quá kén đất, chính vì thế, bạn chỉ cần chọn những loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và nhiều mùn để trồng duối. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa, trấu hun,… để tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cho đất trồng duối.
Cây giống
Có 2 phương pháp phổ biến nhất để trồng cây duối, đó chính là gieo hạt và chiết cành. Trong đó, chiết cành sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn.
Tuy nhiên, bạn nên chọn mua những cây duối đã bén rễ và phát triển tốt ở các vườn ươm. Sau khi đào chúng về thì bạn nên trồng ngay.
Chậu trồng
Bạn hoàn toàn có thể trồng duối trong chậu để đặt trang trí trong sân vườn hay phòng khác. Tuy nhiên, cây duối cần những chậu có kích thước lớn, đủ không gian để sinh trưởng và phát triển tốt.
Kỹ thuật trồng cây duối
Kỹ thuật trồng cây duối mới đào vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện. Trước hết, bạn cần đào cây duối giống mà vẫn đảm bảo cây vẫn còn rễ chính. Tiếp theo, bạn cho đất vào khoảng 1/3 chậu rồi đặt cây vào. Tiếp tục cho thêm đất vào phủ hết rễ cây. Cuối cùng, nén chặt đất và tưới một ít nước nhẹ để đất ẩm, rễ cây nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.
Chăm sóc
Bạn cần chăm sóc cây duối cẩn thận để cây luôn xanh tươi, phát triển tốt. Khi chăm sóc cây duối, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Ánh sáng
Cây duối là loài cây ưa sáng. Bạn cần đảm bảo rằng cây duối được cung cấp đầy đủ ánh sáng mỗi ngày để cây luôn phát triển nhanh, tán lá rậm rạp và xanh mướt.
Tưới nước
Cây duối là loài cây ưa ẩm, cần nhiều nước để phát triển nên bạn cần chú ý tưới nước thường xuyên. Không được để cây bị khô hạn nhưng lượng nước tưới cũng cần phù hợp, tránh tưới quá nhiều làm cây bị úng rễ.
Bón phân
Việc bón phân cho cây duối sẽ tùy thuộc vào tình hình phát triển thực tế của cây. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ.
Chế độ bón phân cũng cần cân đối và hợp lý, tránh gây ra bệnh cho cây.
Cắt tỉa, uốn cây
Tuy là loài cây thân gỗ nhưng thân cây duối cũng khá mềm dẻo, dễ dàng cho việc uốn dáng và cắt tỉa. Trong mùa cây thay lá, bạn có thể uốn và tỉa cây duối, giúp cây thông thoáng hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây.
Thay chậu
Khoảng 2 – 3 năm, bạn có thể thay chậu, thay đất cho cây một lần. Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành thay chậu là vào mùa xuân, mùa mưa hay thời điểm lá cây già.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Cây duối có sức sống mãnh liệt, ít khi bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, một loại sâu ăn lá hay đục thân cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chính vì thế, bạn cần theo dõi quá trình sinh trưởng của cây để đưa ra biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thích hợp.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây duối mới đào là vào mùa xuân. Đây là thời điểm mà các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… đều vô cùng thuận lợi cho cây duối nhanh bén rễ và phát triển.
Bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng các bài thuốc từ cây duối để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao khi sử dụng:
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các bài thuốc từ cây duối như tiêu chảy, kích ứng da, phát ban,…
Ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện dấu hiện bất thường trong quá trình sử dụng.
Tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng cây duối, người già và trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.