Cỏ mần trầu là một loại cây dân dã vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên, nó lại mang đến rất nhiều công dụng hữu ích cho con người bởi đây là một loại cây dược liệu quý giá giống như tác dụng của cây cỏ xước hay tác dụng của cây cỏ mực. Vậy, bạn có muốn tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của cỏ mần trầu hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi!
Tác dụng của cỏ mần trầu đối với sức khỏe
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Lúa. Đây là một loài cây thân thảo nhỏ, mọc thành cụm.
Thân cây phân thành nhiều nhánh, chiều cao trung bình khoảng 30 – 50cm.
Lá có hình dải nhọn, mọc so le và xếp thành 2 dãy cách nhau. Bẹ lá mỏng, được bao phủ bởi lớp lông mỏng, phiến lá nhẵn và mềm.
Cụm hoa mọc thành bông trên 1 cán ở ngọn thân, gồm 5 – 7 bông mọc ở ngọn và có 2 bông khác mọc thấp hơn trên một cán hoa. Nhìn thoạt qua trông giống như những ngón tay.
Quả mần trầu có hình dạng thuôn dài khoảng 3 – 4 mm. Thông thường, mùa cây mần trầu ra hoa ra quả là khoảng tháng 5 – 7 hằng năm.
Ở Việt Nam, cây mần trầu mọc vô cùng phổ biến từ đồng bằng đến trung du hay các vùng núi. Chúng thường mọc thành từng đám ở trong các bãi đất.
Cây thường mọc từ hạt, sau khi ra quả thì cây tàn ngay trong mùa hè.
Tác dụng của cỏ mần trầu
Tất cả các bộ phận của cỏ mần trầu đều có thể sử dụng. Bạn có thể thu hái cỏ mần trầu quanh năm, sử dụng dưới dạng tươi hay khô đều được.
Theo Y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu, làm ra mồ hôi.
Còn nghiên cứu của Y học hiện đại, cỏ mần trầu mang đến những công dụng sau:
– Tác dụng giúp hạ huyết áp: Trong cỏ mần trầu có chứa chiết xuất etanolic và chloroform có đặc tính chống tăng huyết áp. Chính vì vậy, cỏ mần trầu rất phù hợp để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị cao huyết áp.
– Tác dụng kháng khuẩn: Cỏ mần trầu được cho là có khả năng kháng lại các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis.
– Tác dụng kháng viêm, hạ sốt: Nhiều nghiên cứu trên nhóm chuột bị mắc cảm cúm hoặc viêm phổi đã chứng minh rằng cỏ mần trầu có tác dụng chống viêm và hạ sốt vô cùng hiệu quả.
– Tác dụng bảo vệ chức năng thận: Cỏ mần trầu có thể kiểm soát các chỉ số Creatinine, Urea, ion Na+ và K+ so với nhóm điều trị bằng Losartan (12.5mg/kg), cho thấy tác dụng cao của dịch chiết mần trầu trong việc bảo vệ chức năng thận.
– Tác dụng bảo vệ chức năng gan: Cũng dựa trên nghiên cứu trên nhóm chuột, cỏ mần trầu giúp các chỉ số men gan (AST, ALT) được cải thiện đáng kể, chứng minh khả năng bảo vệ gan của cỏ mần trầu.
– Tác dụng chống rụng tóc: Cỏ mần trầu tăng cường sức khỏe của tóc, hạn chế tình trạng tóc bị gãy rụng và mọc chậm.
Cách sử dụng
Thông thường, người ta thường sắc cỏ mần trầu thành nước để uống. Liều lượng sử dụng là khoảng 16 – 20g nếu dùng khô hoặc khoảng 40 – 100g nếu dùng tươi.
Sau đây là một số bài thuốc phổ biến từ cỏ mần trầu:
– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Chuẩn bị 500g cỏ mần trầu tươi đem đi rửa sạch, giã nát rồi thêm 1l nước đun sôi để nguội. Sau đó, lọc qua vải và vắt lấy nước cốt. Cuối cùng, cho thêm ít đường cho đủ ngọt và chia thành 2 lần uống sáng và chiều.
– Điều trị cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ: Chuẩn bị 16g cỏ mần trầu khô cùng 16g cỏ tranh để sắc lấy nước uống.
– Điều trị sốt cao co giật, hôn mê: Chuẩn bị 120g cỏ mần trầu để sắc với 600ml nước. Sau đó, cho thêm ít muối, chia thành nhiều lần uống trong 12 giờ.
– Điều trị viêm da, vàng da: Chuẩn bị 60g cỏ mần trầu tươi cùng 30g rễ cây tổ kén đực sắc với nước để uống.
– Thanh nhiệt, giải độc: Chuẩn bị 8g cỏ mần trầu cùng 8g cỏ tranh, 8g rau má, 8g cỏ mực, 8g cam thảo đất, 8g ké đầu ngựa, 8g mần trầu, 2g gừng tươi, 4g củ sả 4g vỏ quýt sắc với nước uống.
Câu hỏi thường gặp
Cỏ mần trầu là một loại cây dược liệu dân dã, mọc hoang dại khá nhiều nên không quá khó để tìm kiếm nó. Chính vì thế nên giá bán của cỏ mần trầu cũng không quá cao, một kilogam cỏ mần trầu khô có giá khoảng 55.000 – 60.000 đồng.
Cỏ mần trầu có thể tương tác với một số loại thuốc khác nên việc sử dụng kết hợp với các loại thuốc tây có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để đảm bảo an toàn và hiệu qủa sử dụng, bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.