Cây cỏ mực là một loại thực vật mọc hoang dại ở các làng quê Việt Nam. Tuy đơn sơ và nhỏ bé nhưng cây cỏ mực lại là một loại thảo dược hữu ích trong việc điều trị nhiều căn bệnh. Vậy, bạn đã biết hết những tác dụng của cây cỏ mực là gì hay chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của cây cỏ mực (nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo)
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ Cúc. Người ta còn gọi nó với những cái tên khác như cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo.
Đây là một loài cây thân thảo, sống hằng năm. Thân cây màu lục, đôi khi hơi đỏ tím, được bao phủ bởi một lớp lông và thường mọc thẳng đứng. Chiều cao trung bình của cây khoảng 20 – 40cm.
Lá cứng cáp, mọc đối nhau, chiều dài khoảng 3 – 10cm, mép lá khía răng và cả 2 mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng.
Hoa có màu trắng, thường mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành. Cánh hoa nhỏ. Sau khi hoa tàn thì xuất hiện quả dẹt 2 cạnh, cánh dài 3mm. Cây sẽ ra hoa vào tháng 7 – 9 và ra quả vào tháng 9 – 10.
Vậy bạn có biết tại sao cây được gọi là cỏ mực hay không? Bởi do nghiền nát thân và lá của cây sẽ cho ra dung dịch màu đen giống với mực.
Tác dụng của cây cỏ mực
Theo nghiên cứu, trong cỏ mực có chứa nhiều loại hoạt chất khác nhau như triterpenes, flavonoid, thiopenes, coumestans, steroid. Trong đó, coumestans là thành phần phổ biến nhất. Tất cả bộ phận của cây cỏ mực đều có thể sử dụng, dùng tươi (giã, ép lấy nước) hoặc phơi, sấy khô đều được.
Cỏ mực là một loại cây dược liệu, mang đến những công dụng sau:
– Cầm máu: Ngoài tác dụng của cây xương khỉ cũng giúp cầm máu thì cỏ mực có thể cầm máu những vết thương ngoài da, làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trong trường hợp xuất huyết tử cung, người ta có thể sử dụng cỏ mực để làm tăng prothrombin, làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.
– Bảo vệ thần kinh: Luteolin trong cỏ mực có tác dụng chống lại các bệnh thần kinh, chống co giật do pentylenetetrazole cấp tính gây ra nên có tác dụng rất tốt để điều trị bệnh động kinh, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh nhận thức liên quan đến tiểu đường, chấn thương sọ não và bệnh đa xơ cứng.
– Kháng khuẩn: Cỏ mực có nhiều chất có hoạt tính kháng vi sinh vật với đặc tính chống virus viêm gan B, HIV. Ngoài ra, chiết xuất lá cỏ mực còn có tác dụng kháng nấm và chống lại ký sinh trùng sốt rét. Chính vì thế, nhờ cỏ mực mà những bệnh như cảm cúm, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,… cũng được ngăn chặn tốt hơn.
– Điều trị đau nhức xương khớp: Trong cỏ mực có chứa lượng lớn kháng sinh tự nhiên ethanol có tác dụng giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ trị liệu đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi, người bị tai nạn hay những người bị đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, đau lưng,…
– Điều trị những triệu chứng về dạ dày: Cỏ mực cũng có những công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý của dạ dày như khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày, ợ chua, ợ nóng, nôn mửa,…
– Bảo vệ gan, điều trị suy thận: Trong cỏ mực có chứa một lượng tương đối ancaloi, có tác dụng giải độc gan rất tốt, cải thiện chức năng, làm mát gan, giúp cơ thể phòng ngừa xơ gan, gan nhiễm mỡ hay viêm gan,… Ngoài ra, người ta cũng sử dụng cây cỏ mực cho những bệnh nhân bị suy thận.
Cách sử dụng
Thông thường, người ta thường giã cỏ mực ra lấy nước uống hoặc sao cháy đen để sắc thành nước uống. Bạn cũng có thể sử dụng cỏ mực kết hợp với ngó sen, lá trắc bá,.. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cỏ mực:
– Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ: Chuẩn bị 30g cây cỏ mực khô, 15g trạch tả, 15g đương quy và 20g nữ trinh tử. Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống mỗi ngày.
– Bài thuốc điều trị chảy máu cam: Chuẩn bị 20g cỏ mực, 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất để sắc lấy nước uống một thang mỗi ngày.
– Bài thuốc điều trị viêm họng: Chuẩn bị 20g cỏ mực, 12g củ rẻ quạt, 20g bồ công anh, 16g kim ngân hoa và 16g cam thảo đất. Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước uống một thang mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
– Bài thuốc điều trị sốt xuất huyết nhẹ: Chuẩn bị khoảng 20g cỏ mực, 12g lá trắc bá sao đen khô, 12g hoa hòe sao đen, 20g củ hoặc lá sắn dây và 16g cam thảo đất để sắc lấy nước uống mỗi ngày.
– Bài thuốc hạ sốt: Chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi, 20g củ sắn dây, 20g sài đất, 12g ké đầu ngựa, 16g cây cối xay và 16g cam thảo đất. Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.