Cây xương khỉ vốn dĩ là một loài cây mọc hoang dại rất nhiều các vùng nông thôn. Đã từ lâu, nó được biết đến là một loài cây dược liệu mang đến nhiều công dụng trong y học. Chính vì thế, hiện nay, loài cây này đã được nhân giống và trồng rất nhiều. Qua bài viết dưới đây, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của cây xương khỉ qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của cây xương khỉ (cây bìm bịp, ưu độn thảo)
Đặc điểm cây xương khỉ
Cây xương khỉ có tên khoa học là Clinacanthus. Nó còn được gọi bằng những cái tên khác như cây bìm bịp, cây mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo.
Cây thường mọc thành cụm. Thân cây có màu xanh, kích thước nhỏ với chiều cao khoảng 1 – 1,5m.
Lá có hình dạng thuôn dài, nhỏ dần về phần đầu. Màu sắc của lá là màu xanh. Bề mặt lá cây trơn nhẵn và có nhiều gân. Trong đó, gân chính giữa có kích thước lớn nhất, những gân còn lại thì đối xứng với nhau qua gân này.
Hoa mọc thành chùm, có màu hồng hoặc đỏ. Cuống hoa ngắn, phía trên hoa có màu vàng của bao phấn.
Quả có hình trùy, chiều dài khoảng 1,5 cm, cuống ngắn, bên trong chứa 4 hạt.
Tác dụng của cây xương khỉ
Là một loại cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian, cây xương khỉ có tác dụng chữa trị bệnh. Tất cả các bộ phận của cây xương khỉ (lá, ngọn, thân cây) đều có thể sử dụng để làm thuốc. Thông thường, sau khi thu hoạch, người ta sẽ đem rửa sạch rồi dùng tươi hoặc cắt thành những khúc ngắn để phơi hoặc sấy khô. Dược liệu thành phẩm sau khi phơi khô cần được bảo quản trong túi nilon ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Theo nghiên cứu, cây xương khỉ cung cấp chất dinh dưỡng cơ thể để tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng tự nhiên và cải thiện hệ miễn dịch.
Cây xương khỉ hỗ trợ vô cùng hiệu quả trong việc làm mát gan, thải độc gan, phục hồi gan bị tổn thương do chất độc hại và điều trị các bệnh liên quan đến chức năng gan như vàng da, vàng mắt hay điều trị viêm họng, viêm dạ dày.
Bên cạnh đó, cây xương khỉ còn làm giảm cholesterol xấu có trong máu, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch hay làm giảm đường huyết nên rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Trong cây xương khỉ có chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh nên có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vô cùng hiệu quả, đặc biệt, cây xương khỉ có thể giảm tác dụng phụ trong hóa trị, xạ trị ung thư.
Ngoài ra, cây xương khỉ còn có tác dụng hỗ trợ cầm máu, giúp vết thương nhanh lành hơn hay giảm sẹo, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da.
Tất cả mọi đối tượng đều có thể sử dụng cây xương khỉ để chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh ung thư, viêm gan; người có men gan cao, suy giảm chức năng gan do uống nhiều rượu bia; người bị đau xương khớp, phong tê thấp.
Tại một số nơi, người ta còn sử dụng lá cây xương khỉ để nấu canh, làm bánh, ngâm rượu, bôi đắp ngoài da,…
Một số cách sử dụng cây xương khỉ
– Bài thuốc trị ung thư giai đoạn đầu: Chuẩn bị 10 – 15 lá cây xương khỉ tươi, đem đi rửa sạch rồi nhai sống và nuốt. Mỗi ngày, bạn có thể ăn 5 – 6 lần và thực hiện liên tục trong 3 tháng.
– Bài thuốc trị bệnh gan: Chuẩn bị 30g cây xương khỉ, 15g trần bì, 15g lá vọng cách, 20g râu ngô, 10g sâm đại hành. Sau đó, đem sắc với 1,5 lít nước cho đến khi cô đặc lại còn 800ml thì dừng lại. Chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
– Bài thuốc chữa bệnh trĩ: Giã nát 7 – 10g lá cây xương khỉ tươi. Sau đó lấy đắp lên hậu môn mỗi ngày 2 lần. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
– Bài thuốc chữa ho: Sử dụng 8 lá xương khỉ tươi, ăn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần ăn cách nhau 1 giờ. Thực hiện trong vài ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
– Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt: Chuẩn bị 9 lá xương khỉ tươi nhai mỗi ngày 3 lần. Thực hiện trong vòng 1 tháng.
– Bài thuốc chữa đau dạ dày: Chuẩn bị khoảng 3 – 8 lá xương khỉ tươi, nhai cùng vài hạt muối tinh trước bữa ăn. Thực hiện mỗi ngày 2 lần có đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
– Bài thuốc trị bong gân, gãy xương: Sử dụng 80g cây xương khỉ cùng 50g ngải cứu và 50g sâm đại hành. Sau đó, đem những nguyên liệu này nấu cùng giấm đắp lên chỗ bị đau từ đêm đi ngủ cho đến sáng. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể trồng cay xương khỉ theo phương pháp gieo hạt. Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị những hạt giống chất lượng, trước khi gieo cần ngâm hạt bằng nước ấm trong một đêm.
Khi sử dụng cây xương khỉ, bạn cần chú ý đúng liều lượng được khuyến cáo sử dụng.
Những người bị huyết áp thấp, bị chứng chân tay lạnh, phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng cây xương khỉ.
Trong thời gian chữa bệnh bằng cây xương khỉ, cần kiêng ăn măng. Đối với những người điều trị ung thư cần tránh kết hợp với các loại thịt màu đỏ, tôm, sữa, các chất kích thích, nước uống có cồn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!