Tuy là một loài cây mọc hoang dại, được tìm thấy rất nhiều ở các vùng quê Việt Nam nhưng cây đuôi chuột lại là một loại cây thảo dược quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian từ xưa đến nay, mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Vậy, bạn có muốn tìm hiểu rõ hơn về những tác dụng của cây đuôi chuột hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tác dụng của cây đuôi chuột
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây đuôi chuột có tên khoa học là Stachytarpheta jamaicensis, thuộc họ cỏ roi ngựa. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như cỏ đuôi lươn, cây đũa bếp, hải tiên, bôn bôn, mạch lạc, điềm thông, giả mã tiên. Cây có nguồn gốc từ khu vực Châu Mỹ.
Đây là loài thân thảo, sống lâu năm. Thân cây có màu lục tím, chiều cao trung bình khoảng 2m.
Lá cây mọc đối xứng, mép lá có răng cưa. Phiến lá có chiều dài khoảng 3 - 8cm, chiều rộng khoảng 2 - 4cm.
Hoa có màu xanh tím, mọc thành từng cụm, chiều dài khoảng 20 - 40cm.
Quả có dạng nang, chiều dài khoảng 4 - 5mm.
Trong năm, cây đuôi chuột sẽ ra hoa và tạo quả vào khoảng tháng 4 đến tháng 6.
Ở Việt Nam, cây đuôi chuột mọc hoang dại rất nhiều ở trên ruộng đồng, bãi đất hoang hoặc ven vệ đường.
Tác dụng của cây đuôi chuột
Theo nghiên cứu, cây đuôi chuột có chứa hoạt chất glucosidic. Trong đó, tất cả các bộ phận của cây đuôi chuột (bao gồm lá, thân và rễ) đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cụ thể, rễ cây có chứa hoạt chất tannin và axit chlorogenic còn lá và thân cây đuôi chuột có chứa hoạt chất dopamine và tarphetamin.
Theo Y học cổ truyền, cây đuôi chuột có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau.
Còn theo Y học hiện đại, tác dụng của cây đuôi chuột có thể kể đến như:
- Giảm đau, an thần, giảm thân nhiệt và ức chế vận động.
- Hạ huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch và những bệnh nhân bị tiểu đường.
- Giãn mạch, chống co thắt, giảm các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở.
- Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, điều trị tiêu chảy.
- Chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm tình trạng viêm.
- Làm lành các vết thương, loại bỏ độc tố cho gan, hạ men gan.
- Điều trị ho, cảm lạnh, viêm hầu, thấp khớp, viêm kết mạc cấp,...
Ngoài ra, ở Brazil, người dân nước này sử dụng cây đuôi chuột điều trị lỵ, sốt, thấp khớp, loét da do mủ; ở Ấn Độ, người dân sử dụng cây đuôi chuột để điều trị đục thủy tinh thể, viêm quầng, mụn nhọt, lở loét,... còn ở Trung Quốc, người ta sử dụng cây đuôi chuột để điều trị sỏi tiết niệu, bạch đới, viêm họng, đặc biệt là dùng để điều trị vết rắn độc cắn (tương tự như tác dụng của cây xấu hổ).
Một số cách sử dụng
Thông thường, việc thu hoạch cây đuôi chuột được tiến hành quanh năm. Sau khi thu hoạch về, bạn chỉ cần đem loại bỏ những lá bị hỏng, rửa sạch rồi cắt khúc thân cây, đem đi phơi khô là được. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm mốc và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng từ cây đuôi chuột dựa trên kinh nghiệm dân gian:
- Điều trị các bệnh về khớp (đau mỏi khớp, thấp khớp, tê bì tay chân): Chuẩn bị khoảng 40g cây đuôi chuột kết hợp với thương nhĩ tử, hạt gấc, dây đau xương, đem đi giã nát và xào nóng lên rồi chườm vào vị trí đau.
- Điều trị tiêu chảy: Chuẩn bị một ít cây đuôi chuột đã phơi khô, đun cùng 1 lít nước trong lửa nhỏ. Đến khi nước cạn còn khoảng 500ml thì để nguội rồi uống hết trong 1 ngày.
- Điều trị viêm họng: Chuẩn bị một ít cây đuôi chuột tươi, đem ngâm với muối rồi giã nát để ngậm.
- Điều trị khí hư, bạch đới: Chuẩn bị một ít cây đuôi chuột, bạc thau, bạch đồng nữ. Đem đun sôi rồi lọc lấy nước để uống 2 - 3 lần trong ngày.
- Điều trị viêm da, mụn nhọt: Chuẩn bị một ít cây đuôi chuột, bọ mắm và ngưu tất, đem đi giã nát rồi đắp lên vùng da bị viêm, mụn nhọt.
- Điều trị viêm đường tiết niệu: Chuẩn bị một ít cây đuôi chuột, mã đề, kim ngân hoa và cây bòng bong, đem đi sắc lấy nước để uống uống cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.
- Điều trị vàng da, các triệu chứng từ bệnh gan: Chuẩn bị một ít cây đuôi chuột, rau má, rau diếp cá và cây chó đẻ, đem đi sắc lấy nước để uống mỗi ngày.
- Điều trị giun sán ở trẻ em và người lớn: Chuẩn bị một ít rễ cây đuôi chuột, đem đi rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, người ta trồng cây đuôi chuột bằng chính hạt của nó. Hạt giống sẽ nảy mầm sau khoảng 7 – 10 ngày sau khi gieo. Chú ý đảm bảo đất trồng tơi xốp, tưới nước đầy đủ để đảm bảo đủ độ ẩm để hạt giống nảy mầm.
Hiện nay, bạn có thể mua dược liệu cây đuôi chuột ở các cửa hàng dược liệu, các nhà thuốc đông y trên địa bàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua trên các sàn thương mại điện tử mà không cần phải trực tiếp đi mua. Lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được dược liệu chất lượng nhất.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Nguyễn Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Nam, 29 tuổi, là một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê thế giới động vật và luôn có niềm yêu thích mãnh liệt dành cho những sinh vật này. Từ khi còn nhỏ, tôi đã bắt đầu khám phá và tìm hiểu về đa dạng của thế giới động vật. Với tư cách là một chuyên gia chăm sóc thú cưng, tôi có kinh nghiệm và kiến thức để giúp các loài vật nuôi của bạn tìm thấy sức khỏe trong cuộc sống của chúng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn. Hãy cùng nhau khám phá và yêu thương thế giới động vật nhé!