Cũng giống như cây cỏ mực, cây cối xay là một loại dược liệu vô cùng quý giá nhưng lại mọc hoang dại rất nhiều ở nước ta. Nó còn được biết đến với những tên gọi khác như giàng xay, kim hoa thảo hay quýnh ma. Từ xưa đến nay, người ta đã biết rất nhiều cách sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh. Vậy, bạn có hiểu biết gì về tác dụng của cây cối xay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin vô cùng hữu ích nhé!
Tác dụng của cây cối xay đối với sức khỏe
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây cối xay có tên khoa học là Abutilon indicum. Đây là một loài cây thân thảo nhỏ, mọc thành bụi, sống lâu năm.
Thân cây có chiều cao khoảng 1 - 1,5m, có nhiều cành hình trụ, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ mềm.
Lá cây có hình tim, đầu nhọn, cuống dài, mép lá có răng cưa và mọc so le nhau. Hai mặt lá cũng được bao phủ bởi lớp lông mềm, trong đó, mặt lá dưới có màu trắng xám.
Hoa có màu vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Cuống hoa dài, có đốt gấp khúc, đài hoa có lông ngắn ở mặt ngoài, cánh hoa có hình tam giác ngược. Nhị hoa nhiều, tụ tập trên một trụ có lông xồm xoàm ở gốc. Bầu hoa có lông, bao gồm khoảng 20 lá noãn.
Quả của cây do nhiều nang họp lại, xếp xít nhau. Hình dáng bên ngoài của quả nhìn giống cái cối xay, nang có lông ở phần lưng và có mỏ nhọn. Bên trong quả có chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận.
Trong năm, mùa hoa nở thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3, còn mùa cây ra quả thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6.
Hiện nay, trên thế giới, cây cối xay phân bố chủ yếu ở các nước khu vực nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia,...
Cây cối xay ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng ở thời kỳ cây còn nhỏ. Cây thường rụng lá vào mùa đông hoặc mùa khô. Sau khi chặt, phần còn lại của cây vẫn có khả năng tiếp tục tái sinh.
Tác dụng của cây cối xay
Theo nghiên cứu, cây cối xay có chứa Flavonoid, hợp chất phenol, acid amin, acid hữu cơ, glucose, fructose, galactose. Trọng hạt còn chứa 5% dầu béo, các acid béo là acid palmitic, acid stearic và một số acid béo khác; phần không xà phòng hóa chiếm 1,7%.
Theo Y học cổ truyền, cây cối xay có vị cam, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Không giống như tác dụng của cây cỏ máu, người ta thường sử dụng cây cối xay để điều trị sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt, tiểu buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, cây cối xay có những tác dụng sau:
- Tác dụng kháng viêm: Do bên trong cây cối xay có chứa hợp chất gossypin.
- Tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm: Đây là tác dụng của hạt. Người ta thường sử dụng hạt để điều trị cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, phù thũng sau khi đẻ, mắt có màng mộng, tai điếc, kiết lỵ.
- Tác dụng chữa mụn nhọt: Đây là tác dụng của lá, thường giã nát lá rồi đắp ngoài da hay kết hợp với nhân trần để điều trị chứng vàng da hậu sản.
Một số cách sử dụng
Thông thường, bộ phận sử dụng của cây cối xay bao gồm những phần trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô (thân, cành lá, quả,…). Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng từ cây cối xay:
- Điều trị đau tai: Chuẩn bị 60g cây cối xay hoặc 20 – 30g quả rồi đem nấu với thịt lợn để ăn.
- Điều trị tật điếc: Chuẩn bị rễ cây cối xay, vọng giang nam, mộc hương, mỗi loại 60g rồi đem nấu với đuôi lợn để ăn.
- Điều trị kiết lỵ hay mắt có màng mộng: Chuẩn bị quả cây cối xay, hoa mào gà, mỗi loại 30g rồi đem sắc với nước để uống.
- Điều trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Chuẩn bị 12 - 16g cây cối xa, 6g bạc hà, 8g lá tre, 8g kinh giới, 12g kim ngân hoa. Đem những nguyên liệu này sắc với 750 ml nước cho tới khi còn 250ml thì ngừng rồi chia thành 2 phần để uống trước bữa ăn.
- Điều trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt: Chuẩn bị 30g cây cối xay, 20g rễ tranh, 20g râu bắp, 20g bông mã đề, 8g cỏ mần trầu, 12g rau má. Đem những nguyên liệu trên sắc với 650ml nước, cho tới khi còn 250ml thì ngừng, chia thành 2 phần rồi uống trước bữa ăn.
- Điều trị mề đay, dị ứng: Chuẩn bị 30g toàn cây cối xay, 100g thịt lợn nạc, đem hầm chín, ăn thịt lợn và uống nước thuốc. Ăn liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Chuẩn bị 5g lá cây cối xay khô, 3g rau muống biển, 3g rễ cỏ xước, 5g rễ cây xấu hổ, 3g lá lạc tiên, 3g lá lốt. Đem những nguyên liệu trên hãm nước uống thay trà trong ngày, uống liên tục trong vòng 1 tháng.
Câu hỏi thường gặp
Khi trồng cây cối xay, để cây có thể phát triển tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại đất nhiều mùn, không bị úng ngập. Phương pháp nhân giống chủ yếu là bằng hạt. Thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt là vào mùa xuân.
Mùa hạ là thời điểm thu hoạch cây cối xay. Khi thu hoạch, bạn cần cắt cây sát gốc từ 20 – 30cm, giũ cho sạch bụi rồi cắt thành những đoạn 3 – 4cm, phơi hoặc sấy khô. Bảo quản dược liệu ở nơi khô thoáng, tránh sự xâm nhập của nấm mốc và ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.