Cây cỏ máu có cái tên khá “ghê sợ” nhưng đây lại là loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong dân gian. Mặc dù có cái tên khá đáng sợ nhưng đây lại là một loại cây thân gỗ. Vậy, thực sự tác dụng của cây cỏ máu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của cây cỏ máu (Kê huyết đằng)
Đặc điểm
Cây cỏ máu có tên khoa học là Sargentodoxaceae, thuộc họ Huyết đằng. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như cây máu gà, huyết rồng, kê huyết đằng, hồng đăng, đại huyết đằng,...
Như đã đề cập ở phần mở đầu, cây cỏ máu là loài cây dạng thân gỗ, có dây leo. Chiều dài trung bình của cây có thể lên đến 10m. Thân cây thô ráp, được bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu, dạng dẹt hoặc trụ tròn, đường kính thân khoảng 3 - 4cm.
Phần nhựa cây có trong thân có màu đỏ hơi giống với màu máu nên mới được gọi là cây cỏ máu. Nếu cắt đôi phần thân sẽ thấy lớp nhựa này.
Lá cây thuộc dạng lá kép, mặt trên nhẵn bóng. Lá có màu xanh, mặt lá trên có màu đậm hơn màu lá dưới.
Hoa mọc ra từ nách lá, phần cuống có kích thước nhỏ, ở bên ngoài hoa được bao phủ bởi lớp lông mịn.
Quả có màu tím, dài khoảng 7cm, hình trứng hoặc hình lười liềm. Bên ngoài quả là lớp vỏ được bao phủ bởi lớp lông nhung mịn, bên trong có chứa khoảng 3 - 5 hạt.
Mùa cây ra hoa kết quả thường vào tháng 9 - 10. Cây cỏ máu chủ yếu mọc ở những vùng núi cao với khí hậu mát mẻ.
Tác dụng của cây cỏ máu
Muốn biết cây cỏ máu mang đến những tác dụng như thế nào thì cần tìm hiểu về thành phần hóa học bên trong của nó. Thân cây có chứa những hoạt chất như Beta Sitosterol, Daucosterol, 5-Alpha-Stigmastan-3-Beta, 9-Methoxy Coumestrol, Milletol, Medicagol, Epicatechin, nhựa, 4-tetrahydroxy chalcone,... còn trong rễ, vỏ và hạt cây có chứa chất nhựa, Glucozit, Tanin cùng các hợp chất khác.
Từ xa xưa, cây cỏ máu đã được sử dụng rất phổ biến trong Y học cổ truyền bởi nó có tính ấm, mùi thơm nhẹ, vị đắng, khi sử dụng sẽ quy vào 3 kinh là Can, Thận và Tỳ. Chính vì thế, cây cỏ máu trong Y học cổ truyền có tác dụng chỉ thống, lợi huyết, thông kinh hoạt lạc, thư cân, hành huyết, táo vị và làm bền chắc gân xương,... Người ta thường dùng cỏ máu để chữa trị chứng thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, kinh nguyệt không đều, khí huyết hư, đau dạ dày, đổ nhiều mồ hôi trộm. Đặc biệt, cỏ máu thường được sử dụng cho phụ nữ sau sinh bị thiếu máu, da xấu và kém sắc.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, cây cỏ máu mang đến những tác dụng sau:
Tác dụng của cây cỏ máu theo Y học hiện đại:
- Sử dụng chiết xuất cồn trên chuột bị viêm khớp cho thấy khả năng đẩy lùi viêm nhiễm do Formaldehyde.
- Sử dụng nước sắc từ cỏ máu thử nghiệm cho thỏ và chó ghi nhận giảm chỉ số huyết áp còn thử nghiệm trên ếch cho thấy khả năng ức chế cơ tim.
- Sử dụng dịch chiết cỏ máu tiêm vào màng bụng của chuột nhắt ghi nhận công dụng an thần, giảm đau.
Tất cả những nghiên cứu trên hầu hết được thử nghiện trên động vật, cần phải có nhiều thử nghiệm hơn để xác thực hiệu quả trên cơ thể con người.
Hướng dẫn cách sử dụng
Thông thường, phần thân dây leo là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc của cây cỏ máu. Thân cây có thể thu hoạch quanh năm, tập trung nhiều từ tháng 8 đến tháng 10. Người ta thường lựa chọn những thân cây có phần vỏ màu vàng, bề mặt mịn, rắn chắc và còn tươi để thu hái trước.
Về sơ chế dược liệu, hiện nay có 2 cách như sau:
- Cách sơ chế dạng tươi: Sau khi thu hoạch, đem thân cây đi rửa sạch rồi thái thành những phiến mỏng và có thể sử dụng được ngay.
- Cách sơ chế dạng khô: Sau đi thu hoạch, đem thân cây đi rửa sạch. Sau đó, đem thân cây ngâm trong nước sạch. Nếu là thân nhỏ thì ngâm trong khoảng 1 - 2 giờ còn thân to thì ngâm trong 3 ngày liên tục. Sau khi ngâm xong thì vớt ra rồi rửa sạch lại và tiến hành thái mỏng. Cuối cùng, đem đi phơi nắng hay sấy khô là được.
Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến từ cây cỏ máu:
- Bài thuốc dành cho người bị thiếu máu não hoặc thiếu máu: Bạn cần chuẩn bị 300g cỏ máu khô. giã dược liệu thành dạng vụn nhỏ rồi ngâm với 1 lít rượu 40 độ trong 7 - 10 ngày sau đó mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.
- Bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt: Chuẩn bị 16g cỏ máu, 12g ích mẫu, 6g khương hoàng, 10g ngưu kinh. Tiến hành sắc những nguyên liệu này cùng với 1l nước cho đến khi còn khoảng 1 bát nước thì lấy chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc dùng cho phụ nữ sau sinh: Chuẩn bị 50g cỏ máu khô, đem đi rửa sạch rồi nấu cùng 1.5 lít nước trong 30 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống trong ngày. Cần duy trì bài thuốc này khoảng 1 tháng để giúp lợi huyết, ăn ngon miệng, cải thiện sức khỏe.
Câu hỏi thường gặp
Việc bảo quản cây cỏ máu đúng cách sẽ giúp đảm bảo chất lượng của dược liệu để có thể sử dụng lâu dài, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Bạn cần lưu ý bảo quản dược liệu ở trong điều kiện nhiệt độ phòng, không bị ẩm ướt, tránh nấm mốc tấn công. Nếu thời tiết có nắng, bạn có thể đem dược liệu phơi nắng hay sấy lại để tăng thời gian bảo quản.
Trên thị trường hiện nay, một kilogam cây cỏ máu khô sẽ có giá dao động khoảng 180.000 – 200.000 đồng. Bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được những sản phẩm chất lượng nhất.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.