Chùm ngây là một loại thực vật mọc hoang dại rất nhiều ở bên ngoài tự nhiên. Trên thế giới, chùm ngây thường phân bố ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt, trong đó có Việt Nam. Không chỉ mang đến những công dụng trong y học, chùm ngây còn có giá trị cả về mặt ẩm thực, mang đến giá trị kinh tế cũng rất cao. Vậy, bạn đã biết gì về tác dụng của cây chùm ngây? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của cây chùm ngây mang lại là rất lớn
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera.
Đây là một loài cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm. Trong thời gian sinh trưởng 1 năm đầu, cây sẽ có đường kính 10cm với chiều cao khoảng 5 – 6m. Khi cây được khoảng 3 - 4 tuổi cây sẽ đạt chiều cao trung bình khoảng 10m.
Thân cây không có gai, được bao phủ bởi một lớp vỏ dày màu trắng, có các khe rãnh. Nếu dùng dao rạch một vết trên thân sẽ xuất hiện một chất nhựa màu trắng chảy ra, dần chuyển dần sang màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Lá có màu xanh mốc, thuộc dạng lá kép, mọc so le nhau với chiều dài khoảng 30 – 60cm. Lá chét dài khoảng 12 – 20mm, thường mọc đối nhau, có khoảng 6 – 9 đôi.
Hoa có màu trắng, mọc thành cụm. Nhìn qua trông giống với hoa đậu. Mùa hoa nở rộ thường rơi vào tháng 4 đến tháng 6 hằng năm.
Quả có màu nâu, mọc thõng xuống, chiều dài khoảng 30 – 50cm. Bên trong quả chứa ít nhất 20 hạt.
Thông thường, hạt có màu nâu tối hoặc sáng, có 3 cạnh, dạng màng.
Tác dụng của cây chùm ngây
Theo nghiên cứu, từng bộ phận của cây chùm ngây đều chứa các thành phần hóa học khác nhau. Trong đó, toàn thân có chứa thành phần hóa học chính là pterygospermin. Từ xưa đến này, cây chùm ngây đã được biết đến là một loại cây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe khi cung cấp lượng lớn protein, vitamin và khoáng chất.
Theo Y học cổ truyền, từng bộ phận cây chùm ngây đều có tính vị và tác dụng khác nhau. Rễ cây có tính kích thích, giúp máu lưu thông tốt, có tác dụng trợ tim, bổ tuần hoàn, giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn. Vỏ cây rất tốt cho hệ thần kinh còn quả, hạt có tác dụng giảm đau nhức.
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, cây chùm ngây lại mang đến những tác dụng sau:
- Tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể: Lá chùm ngây chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và kẽm với tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh do các gốc tự do, vi khuẩn và virus gây ra.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Lá chùm ngây có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp ổn định cholesterol, giảm tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch.
- Bảo vệ và tăng cường chức năng gan: Lá chùm ngây có chất silymarin, có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng men gan vô cùng hiệu quả.
- Hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường: Lá chùm ngây có chứa hợp chất thực vật isothiocyanates với khả năng hạ đường huyết và lượng đường trong nước tiểu. Chính vì vậy, nó rất tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.
- Điều trị cao huyết áp: Trong lá chùm ngây có chứa một số hợp chất như niazimicin hay isothiocyanate, hỗ trợ cơ thể điều trị và phòng ngừa cao huyết áp khá tốt.
- Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Hàm lượng sắt trong lá chùm ngây khá cao, giúp cơ thể cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Tác dụng làm đẹp: Hạt chùm ngây giúp da chắc khỏe và săn chắc hơn. Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong lá cũng có tác dụng ức chế quá trình lão hóa trên da.
- Hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư: cũng giống với tác dụng của cây giảo cổ lam, lá chùm ngây có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, kẽm, vitamin C,… với tác dụng chống lại gốc tự do và một số chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, lá chùm ngây cũng chứa niazimicin, giúp ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư.
Một số cách sử dụng
Thông thường, trong ẩm thực, người ta sử dụng cây chùm ngây như rau ngót, có thể dùng để nấu canh trong các bữa ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể ăn sống, dùng làm sinh tố để uống hay phơi khô hoa chùm ngây để pha uống như các loại trà.
Bên cạnh đó, chùm ngây còn được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều bài thuốc dân gian thông dụng như:
- Bài thuốc ngừa thai: Bạn cần chuẩn bị 150g rễ cây chùm ngây tươi, đem đi rửa sạch rồi băm nhỏ. Sau đó, cho vào trong nồi cùng với 2l nước và đun cho đến khi chỉ còn lại nửa lít rồi chắt lấy uống mỗi ngày 2 lần. Cứ cách khoảng 5 ngày thì nên uống 1 lần.
- Bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể: Bạn cần chuẩn bị 150g lá chùm ngây non, đem đi rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, cho thêm 300ml nước sạch vào, lọc lấy nước cốt rồi cho vào 2 muỗng canh mật ong. Cuối cùng khuấy đều rồi chia ra làm 3 lần uống trong ngày là được
- Bài thuốc điều trị tăng lipid máu: Bạn cần chuẩn bị 300g rễ chùm ngây tươi hoặc 30g rễ khô, đem nấu với 1l nước. Sau đó, chờ khoảng 15 phút nước sôi lên thì tắt bếp, lọc lấy nước uống trong ngày.
Câu hỏi thường gặp
Việc trồng cây chùm ngây không hề khó. Cây cũng không quá kén đất, có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể trồng chùm ngây bằng hạt giống, hom thân, cành hoặc hom củ.
Nếu sử dụng cây chùm ngây không đúng cách, với liều lượng lớn có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy nhẹ, tê liệt, tổn thương thận và gan. Vì vậy, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng, không được lạm dụng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.