Chanh là một loại quả tạo vị chua cho các món ăn, được sử dụng vô cùng phổ biến trong nền ẩm thực Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, việc trồng cây canh để cho thu hoạch quả cũng mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho bà con nông dân. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều giống chanh khác nhau, nổi bật trong số đó là giống chanh ta và giống chanh tứ quý. Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng, nên trồng chanh ta hay chanh tứ quý? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi này.
Nên trồng chanh ta hay chanh tứ quý?
Đặc điểm cây chanh ta & chanh tứ quý
Cây chanh ta
Cây chanh ta có tên khoa học là Citrus aurantifolia. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, hiện nay đa xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt tập trung nhiều ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt.
Cây chanh ta thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 3 - 4m. Thân cây được chia thành nhiều cành, có gai nhọn.
Lá chanh có hình bầu dục, hơi nhọn ở hai đầu, kích thước nhỏ và có màu lục bóng. Lá có chiều dài khoảng 4 - 6 cm, chiều rộng khoảng 3 - 4 cm. Cuống lá có đốt, dài khoảng 1cm.
Hoa thường có màu trắng ngả sang màu vàng, kích thước nhỏ, mọc ở nách lá, tập hợp thành nhóm khoảng 3 - 10 cái.
Quả có đường kính khoảng 3 - 6cm, màu xanh lục hoặc vàng khi chín. Vỏ quả chanh ta mỏng, dính vào múi, tép chanh chứa nhiều nước, vị rất chua.
Cây chanh ta ra hoa, kết quả quanh năm. Thời gian ra quả nhiều nhất là từ tháng 5 tới tháng 9.
Chanh tứ quý
Chanh tứ quý còn được gọi là chanh bốn mùa, có tên khoa học là Citrus limonia. Cây chanh tứ quý có nguồn gốc từ bang California (Mỹ).
Chanh tứ quý cũng là một loài cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm. Thân cây phân thành nhiều cành nhiều nhánh, có gia nhọn. Chiều cao trung bình của cây khoảng 1.,5 - 2m.
Lá của chanh tứ quý có hình trứng hoặc bầu dục, nhỏ dần về phía đầu. Chiều dài trung bình của lá khoảng 5cm, chiều rộng khoảng 3,5cm. Phiến lá có màu xanh mướt, mép lá có răng cưa dày. Lá chanh tứ quý không thơm như chanh ta nên không được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn.
Hoa của chanh tứ quý khi chưa nở có nụ màu phớt tím còn sau khi nở, chúng có màu trắng tinh khôi.
Hoa tàn thì quả xuất hiện. Quả chanh tứ quý có hình cầu, kích thước ngang cỡ với quả chanh ta nhưng vỏ dày hơn.
Cây chanh tứ quý cũng ra hoa và cho quả quanh năm.
Nên trồng chanh ta hay chanh tứ quý?
Chanh ta hay chanh tứ quý đều mang đến những ưu nhược điểm riêng cho từng loại. Theo chúng tôi, bạn nên trồng chanh tứ quý bởi nó mang đến nhiều công dụng với những ưu điểm vượt trội hơn so với chanh ta. Cụ thể:
- Chanh tứ quý có khả năng đậu quả cao cũng như cho quả nhiều hơn so với chanh ta. Tép chanh tứ quý cũng mọng nước, vị chua tự nhiên, không quá gắt nên có thể dùng để pha chế tạo vị chua, pha cùng muối và sốt chấm gia vị. Vỏ chanh tứ quý cũng có thể sử dụng làm tinh dầu giúp xua đuổi côn trùng, ruồi muỗi rất tốt.
- Cây chanh tứ quý tươi tốt quanh năm, cho hoa đẹp, sai quả. Chính vì thế, nó cũng được sử dụng để làm cây cảnh trang trí ở ban công, sân vườn,...
- Chanh tứ quý ít hạt hơn lại có thể thu hoạch thường xuyên không cần chờ mùa vụ. Quả chanh tứ quý cũng được đánh giá là ngon hơn, thơm hơn, có hàm lượng dinh dưỡng cao chanh ta.
- Chanh tứ quý tuy không phải giống cây bản địa của Việt Nam nhưng lại vô cùng thích hợp với khí hậu nhiệt đới của nước ta. Hơn nữa, giống chanh tứ quý cũng rất dễ trồng và chăm sóc, khả năng chống chịu sâu bệnh của cây cũng cao. Việc trồng chanh tứ quý cũng có thể được tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc chanh tứ quý
Để trồng chanh tứ quý, bạn cần lựa chọn loại đất phù hợp. Chanh tứ quý có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại đất thịt tơi xốp, có nhiều mùn, độ PH từ 5 đến 8. Ngoài ra, bạn nên trồng trên mô đất cao để tránh việc mưa nhiều, cây bị ngập úng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn mua những cây chanh tứ quý chất lượng để làm giống. Sau khi đã chuẩn bị cây giống thì bạn có thể đào hố, bón lót rồi đặt cây giống vào và lấp đất lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm thêm cọc chéo giúp cây đứng vững trước mưa gió ngoài trời hay dùng thêm xơ dừa, mùn rác, cỏ khô lấp phía trên và tưới nước giữ ẩm 1 lần/ngày.
Quá trình chăm sóc cây chanh tứ quý cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Về ánh sáng: Chanh tứ quý là loài cây ưa nắng, cần chú ý đảm bảo cây có đủ ánh sáng để quang hợp.
- Về nước tưới: Chanh tứ quý có nhu cầu nước trung bình, không nên tưới quá nhiều, chú ý tưới nước cho cây khi thời điểm nắng nóng xảy ra để đẩy nhanh quá trình ra hoa kết quả.
- Về chế độ dinh dưỡng: Bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân (như phân chuồng, phân NPK, phân hoá học,…) để cây tạo nhiều quả hơn. Việc bón phân còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển và sinh trưởng của cây.
- Về việc tỉa cành: Để hạn chế sâu bệnh, giúp cây thông thoáng và tập trung các chất dinh dưỡng để nuôi quả thì bạn cần chú ý cắt tỉa cành thường xuyên, loại bỏ các nhánh cây rậm rạp và nhánh không ra quả.
Câu hỏi thường gặp
Trong phong thủy, cây chanh được cho là có thể xua đuổi tà ma và những vận đen, điềm xấu vào trong nhà cũng như thu hút vượng khí và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, chùm quả chanh tròn trĩnh, nặng trĩu cũng là biểu tượng cho sự tài lộc, viên mãn.
Quả chanh mang đến nhiều công dụng cho con người như giải khát, làm đẹp da, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Những người bị lạnh trong người, thường xuyên mệt mỏi thì không nên dùng chanh. Điều này có thể khiến tình trạng nặng hơn.
Tránh sử dụng chanh quá nhiều, có thể khiến các cơ khớp của ngón tay bị cứng, đau dây thần kinh, gân, đại tràng và viêm loét dạ dày.
Những người bị đau dạ dày cũng không nên uống nước chanh bởi axit có trong chanh sẽ làm rối loạn đường tiêu hóa, kích thích các dây thần kinh nhạy cảm.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!