Hiện nay, khi trồng cây bằng cách giâm cành hay chiết cành, mọi người thường sử dụng thêm thuốc kích rễ. Bên cạnh đó, khi trồng bằng cây con, người ta cũng sử dụng phương pháp này để giúp cây phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển được bộ rễ thì người trồng cần phải biết cách tưới thuốc kích rễ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách tưới thuốc kích rễ cho cây mới trồng. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo!
Hướng dẫn cách tưới thuốc kích rễ cho cây mới trồng
Giới thiệu
Hiện nay, trong cuộc sống hiện nay, không quá khó để bạn tìm thấy loại thuốc kích rễ phù hợp với cây trồng. Những sản phẩm kích rễ được bày bán tại các cửa hàng cây cảnh, phân bón cho cây trồng.
Theo các chuyên gia về cây trồng, thuốc kích rễ là sản phẩm giúp cho bộ rễ của cây mới trồng nhanh phát triển. Sử dụng thuốc kích rễ là phương pháp hiệu quả đối với cách trồng cây bằng cách giâm cành, chiết cành, ủ hạt giống,... Khi tưới thuốc kích rễ, cây sẽ phát triển bộ rễ hoặc phục hồi rễ sau một thời gian bị bệnh, vận chuyển hoặc vì điều kiện phát triển không phù hợp.
Một số thành phần chính có trong thuốc kích rễ cho cây mới trồng thường là P205, K20, BO, đạm và một số chất khác. Những thành phần này là những chất vô cùng cần thiết cho quá trình sinh sôi và phát triển của bộ rễ. Ngoài những thành phần chính này thì trong thuốc kích rễ còn có một số khoáng chất khác giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh về sau.
Tại sao phải sử dụng thuốc kích rễ cho cây mới trồng?
Tại sao phải sử dụng thuốc kích rễ cho cây mới trồng là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Một số công dụng chính của thuốc kích rễ đã được các chuyên gia nghiên cứu như sau:
- Kích thích sự phát triển của bộ rễ đối với những loại cây kiểng, cây công nghiệp, cây ăn trái,...
- Người trồng có thể tưới thuốc kích rễ vào gốc cây để giúp cây phát triển bộ rễ.
- Nhúng cành hay thoa vào những bộ phận mà người trồng muốn cây phát triển rễ.
- Ngoài công dụng kích thích sự phát triển của rễ cây thì thuốc kích rễ khi phun lên lá sẽ giúp cây mọc thêm chồi non, hạn chế rụng hoa, tăng khả năng kết trái và kích thước lá.
- Bên cạnh đó, thuốc kích rễ còn có một số công dụng khác như phục hồi cây sau khoảng thời gian cây bị úng rễ, kích thích hạt nảy mầm,...
Những trường hợp cần tưới thuốc kích rễ
Như đã phân tích, thuốc kích rễ ngoài công dụng kích thích sự phát triển của rễ cây thì còn nhiều công dụng khác. Những trường hợp cần sử dụng thuốc kích rễ bao gồm:
Cây phôi vừa bị loại bỏ toàn bộ rễ và lá.
Cây phát triển không tốt vì không phù hợp với đất trồng.
Cây bị ngập úng lâu ngày dẫn đến bộ rễ bị hư, thối.
Ngoài những trường hợp trên thì người trồng cần chú ý những yếu tố dẫn đến cây gặp tình trạng hư, chết rễ như sau:
Đất trồng: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ cây. Rễ cây phát triển tốt thì phải được trồng trên đất tơi xốp có độ ẩm, có độ thoát nước tốt và nhiều chất dinh dưỡng.
Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của cây nói chung và bộ rễ nói riêng. Khi cây còn nhỏ thì người trồng không cần phải bổ sung nhiều nước, chất dinh dưỡng mà chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ để giúp cây tạo được nhựa. Theo các chuyên gia về nông nghiệp, những cây đã đạt đến độ phát triển nhất định thì mới bón phân. Lúc này, rễ cây đã phát triển cứng cáp và đã đâm sâu vào lồng đất.
Tưới nước: Bổ sung nước cho cây cũng cần dựa vào nhiều yếu tố như tán lá, công thức đất,... Đối với những cây non có bộ rễ mới phát triển thì chỉ bổ sung một lượng nước vừa đủ ẩm đất. Đối với những cây có lá già, rễ cứng cáp thì bổ sung nhiều nước hơn.
Vị trí: Đối với những cây con mới phát triển thì người trồng nên đặt cây ở những vị trí có bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt.
Cách tưới thuốc kích rễ cho cây mới trồng
Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà có cách tưới thuốc kích rễ khác nhau. Dưới đây là cách tưới thuốc kích rễ cho mỗi loại cây và mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể là:
Mỗi loại cây
Đối với những loại rau:
- Tưới thuốc kích rễ theo hốc, hàng hay phun trực tiếp lên líp.
- Sau 3 - 5 ngày gieo, tưới khoảng 1 lần/tuần. Tưới khoảng 3 - 4 lần mỗi vụ.
Đối với cây công nghiệp và ăn trái: Người trồng trực tiếp tưới vào cây và định kỳ mỗi tháng sau khi đã thu hoạch.
Đối với cây kiểng, bonsai và các loại hoa: Người trồng trực tiếp tưới vào gốc và định kỳ mỗi tuần sau khi trồng cây con và sau khi thu hoạch hoa.
Mục đích sử dụng
- Giâm cành, chiết cành: Người trồng nhúng trực tiếp cành vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 5 - 10 phút rồi đem trồng vào đất đã chuẩn bị. Bên canh đó, người trồng có thể bôi trực tiếp thuốc kích rễ vào vết khoanh vỏ ngay khi người trồng bó bầu.
- Tưới gốc: Người trồng nên tưới xung quanh gốc cây, sau 1 tuần tưới 1 lần đối với những cây rễ bị yếu.
- Phun lên lá: Đối với những cây mới ra đọt, hoa và trái thì phun tuần/lần.
- Ngâm hạt giống: Ngâm trong dung dịch kích rễ trong vòng 1 ngày rồi vớt ra và ủ.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.