Cỏ lúa mì không giống như cỏ voi, đây là một loại cỏ mà con người có thể ăn được. Hơn thế nữa, cỏ lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng có lợi cho cơ thể con người. Việc tự trồng cỏ lúa mì để ép thành nước uống đang dần phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy bạn đã biết gì về cách trồng cỏ lúa mì hay chưa? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau đây nhé!
Hướng dẫn cách trồng cỏ lúa mì đơn giản tại nhà
Đặc điểm
Cỏ lúa mì có tên khoa học là Wheatgrass, còn được biết đến với những cái tên như mầm lúa mạch, cỏ mạch, tiểu mạch thảo. Đây là một loài thực vật thân thảo, sống hằng năm.
Thân cây mọc thẳng đứng, trơn nhẵn với chiều cao trung bình khoảng 0,8 – 1,5m.
Lá có hình mũi mác hoặc hình dải rộng, nhọn ở đầu.
Hoa mọc thành cụm, theo đối diện nhau ở trên cả 2 mặt của cuống chung. Trong đó, hoa ở đỉnh không sinh sản.
Quả có hình dạng thuôn dài hoặc hình bầu dục, trên đỉnh có lông.
Trên thế giới, cỏ lúa m được trồng chủ yếu ở các nước khu vực ôn đới (trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ).
Công dụng
Cỏ lúa mì giàu chất xơ cùng các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K cùng polyphenol và flavonoid. Chính vì thế, việc sử dụng cỏ lúa mì sẽ đem lại một số công dụng như sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng.
- Cải thiện thị lực, giúp cho mắt luôn sáng khỏe.
- Phục hồi, chữa lành các vết thương.
- Làm đẹp da, chống lão hóa.
- Hỗ trợ cho những người đang trong chế độ giảm cân.
- Giải độc gan, thanh lọc cơ thể.
Trong cuộc sống, người ta có thể sử dụng cỏ lúa mì bằng cách ép thành nước hay chế biến thành bột để sử dụng. Nước ép cỏ lúa mì mang vị cỏ đặc trưng, vị ngọt không đắng.
Chuẩn bị
Đất trồng dinh dưỡng
Để trồng cỏ lúa mì, bạn cần chuẩn bị những loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, không chứa mầm bệnh, khả năng thoát nước tốt. Không nên chọn những loại đất quá cứng. Lưu ý xử lý đất thật kỹ trước khi tiến hành trồng.
Hạt giống
Việc tìm mua hạt giống của cỏ lúa mì không quá khó khăn khi bạn có thể đến các cửa hàng bán hạt giống hay đặt mua trên các sàn thương mại điện tử. Lưu ý lựa chọn những cơ sở uy tín để có thể mua được những hạt giống chất lượng nhất.
Dụng cụ trồng
Cỏ lúa mì không bắt buộc bạn phải trồng trực tiếp trên mặt đất mà bạn có thể trồng nó trong những dụng cụ như khay, chậu, thùng xốp,… Lưu ý lựa chọn những dụng cụ có độ sâu nhỏ, ưu tiên những dụng cụ rộng theo chiều ngang. Dưới đáy, bạn có thể lót thêm một ít khăn giấy ăn, khăn giấy ướt,…
Kỹ thuật trồng cỏ lúa mì
Bước 1: Ngâm hạt giống.
Trước khi đem đi gieo, bạn cần phải ngâm hạt giống cỏ lúa mì trong nước ấm (nhiệt độ khoảng 40 độ C) khoảng 6 – 8 giờ đồng hồ. Việc ngâm hạt này khá giống với việc ngâm hạt lúa giống. Khi ngâm, lượng nước cần phải gấp đôi lượng hạt để giúp cỏ lúa mì có thể nở to một cách dễ dàng hơn.
Bước 2: Ủ hạt giống.
Sau khi ngâm hạt, bạn cần vớt hạt giống ra rồi rửa lại với nước vài lần cho hạt sạch hơn. Ngoài ra, việc này còn nhằm mục đích tránh tình trạng hạt giống cỏ lúa mì bị mốc. Sau đó, bạn cần để hạt giống cho khô ráo rồi tiến hành ủ trong khăn.
Tiến hành ủ ở nơi tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tưới nước đầy đủ để hạt có đủ độ ẩm để nảy mầm. Cách ủ cũng khá giống với ủ hạt lúa. Sau khi ủ khoảng 1 ngày thì hạt cỏ lúa mì đã bắt đầu nhú mầm.
Bước 3: Gieo hạt giống.
Tiến hành gieo hạt giống bằng cách rải thật đều trên bề mặt đất đã chuẩn bị. Sau khi gieo thì có thể rải một lớp đất mỏng lên bên trên, tưới nước nhẹ nhàng để cho hạt giống nhanh chóng bén rễ và bám chặt vào đất.
Bước 4. Chăm sóc.
Đặt cây ở chỗ thoáng mát. Khoảng 3 – 4 ngày sau, khi những chồi non bắt đầu phát triển thì bạn có thể đem cây ra chỗ đón được ánh sáng nhẹ.
Trước khi trồng, bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc phân chuồng vào đất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Chính vì thế, bạn không cần bón thêm bất kỳ loại phân bón nào nữa cho cây trong quá trình chăm sóc.
Chú ý tưới nước mỗi ngày, khoảng 2 – 3 lần. Sử dụng nước sạch và bình xịt phun sương để tưới cho cây. Tránh tưới quá nhiều làm cây bị ngập úng.
Thu hoạch
Cỏ lúa mì cho thu hoạch rất nhanh. Thông thường, khoảng 8 – 12 ngày sau, bạn đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch, bạn nên dùng dao hoặc kéo để cắt ngay phía trên gốc cỏ và bỏ vào bát.
Sau khi đã cắt cỏ lúa mì, bạn tiếp tục tưới nước đều đặn hằng ngày. Sau đó, khoảng 1 tuần, cỏ sẽ mọc trở lại. Sau thu hoạch lần 2, bạn có thể nhổ bỏ rễ để bắt đầu trồng vụ mới.
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, khi sử dụng cỏ lúa mì, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Không sử dụng quá nhiều trong một khoảng thời gian nhất định, có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa.
Phụ nữ đang mang thai nên thận trọng khi sử dụng, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để có thể đạt kết quả tốt nhất, bạn nên uống trước hoặc sau khi ăn ít nhất nửa tiếng.
Do thời gian thu hoạch nhanh, bạn hoàn toàn có thể trồng cỏ lúa mì vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bạn chỉ cần đảm bảo đủ các điều kiện để cỏ lúa mì có thể sinh trưởng và phát triển tốt là được.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.