Trúc quân tử là một loại cây cảnh được nhiều gia đình trồng với mục đích trang trí nhà cửa. Cây trúc quân tử có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, Nepal và một số quốc gia khác thuộc khu vực Đông Á. Cây trúc quân tử ngoài tác dụng trang trí thì còn có nhiều công dụng khác. Cách trồng cây trúc quân tử khá đơn giản. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về cách trồng cây trúc quân tử nhé!
Hướng dẫn cách trồng cây trúc quân tử
Đặc điểm & Ý nghĩa
Đặc điểm
Cây trúc quân tử thuộc họ trúc đào, có tên khoa học là Bambusa multiplex. Sau khi được du nhập vào Việt Nam, trúc quân tử đã trở thành một trong những loại cây trồng được giới cây cảnh yêu thích.
Cây trúc quân tử có thân nhỏ, mọc thẳng đứng và khá mảnh mai. Rễ cây ăn sâu và trườn dài trên mặt đất. Cây không quá cao, chiều cao trung bình khoảng 1,6 - 3m. Trúc quân tử mọc thành bụi. Thân có màu vàng sáng đẹp mắt và có nhiều cành nhánh mềm. Lá của cây có dạng dài, thuôn và nhọn dần về ngọn.
Cây trúc quân tử cũng có hoa. Hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Nhiều hoa tạo thành chùy và chúng có khả năng tự thụ phấn bằng gió. Tuy nhiên, mỗi năm cây trúc quân tử chỉ ra hoa một lần vào cuối tháng 7.
Ý nghĩa
Cây trúc quân tử theo nghiên cứu là có tác dụng lọc bụi bẩn, khí độc hại trong không khí, điều hòa nhiệt độ. Vì lý do này nên khi trồng cây trúc quân tử trong nhà bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một không gian vô cùng trong lành và dễ chịu. Ngoài ra, cây trúc quân tử có thể ăn được hoặc có thể sử dụng để sản xuất đồ mỹ nghệ.
Theo văn hóa của Trung Quốc, trúc quân tử là biểu tượng cho sự giỏi giang, chăm chỉ của các sĩ tử khi tham gia các cuộc thi cử. Bên cạnh đó, loại cây này còn là biểu tượng của người anh hùng với tính tình thẳng thắn, chính trực và luôn có ý chí phấn đấu. Đối với lĩnh vực phong thủy, khi trồng cây trúc quân tử trong nhà sẽ giúp thu hút tài lộc, may mắn, xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo.
Công tác chuẩn bị
Vị trí
Theo nghiên cứu, trúc quân tử là loại cây ưa nắng nhưng có thể chịu được bóng râm khoảng 70%. Tuy nhiên, cây sẽ không thể tươi tốt nếu bạn trồng cây trong môi trường hoàn toàn không có ánh sáng. Khi đó, cây sẽ yếu và thân cây chuyển sang héo đen. Vì vậy, để cây phát triển tốt hơn thì bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng nhưng không quá gắt. Nếu trồng trong nhà thì mỗi tuần bạn nên mang cây ra nơi có ánh sáng khoảng 2 - 3 tiếng/tuần. Điều này sẽ giúp cây có đủ ánh sáng phục vụ cho quá trình trao đổi chất. Nhiệt độ thích hợp để trồng trúc quân tử dao động từ 25 - 30 độ C.
Còn về vị trí phong thủy, bạn có thể tham khảo bài viết trồng cây trúc trước nhà có tốt không hoặc các nội dung khác về cây trúc quân tử trên trang wiki bằng cách gõ công cụ tìm kiếm trúc quân tử + Wikifarm.
Đất trồng
Đất thích hợp trồng cây trúc quân tử bao gồm những loại đất có độ ẩm, độ mùn cao và thoát nước tốt. Nếu bạn không có những loại đất này thì bạn có thể trộn thêm phân chuồng, phân trùn quế, mục dừa và một ít vôi bột để khử độ chua, ủ đất trong vòng 7 ngày trước khi trồng cây.
Giống trồng
Bạn có thể mua giống trúc quân tử ở các nơi bán cây cảnh, giống cây trồng uy tín. Bạn nên chọn giống cây có thể thích nghi được với sự thay đổi thất thường của khí hậu. Hoặc bạn có thể nhân giống trúc quân tử theo ba phương pháp đó là cắt ghép, tách từ cây mẹ hoặc gieo hạt.
Cách trồng cây trúc quân tử
Để trồng cây trúc quân tử, bạn cần lưu ý một số kỹ thuật trồng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu trồng cây không đúng kỹ thuật thì cây khó có thể sống và phát triển tốt được.
Theo đó, cách trồng cây trúc quân tử khá đơn giản. Đầu tiên, bạn cần chọn chậu có kích thước phù hợp với bầu đất cây giống. Chậu được chọn nên có kích thước phù hợp, không được quá to hoặc quá nhỏ. Nếu chậu có kích thước không phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Sau khi đã chọn chậu có kích thước phù hợp thì bạn đặt bầu giống vào chậu. Sau đó, bạn cần lấp đất bằng ⅓ bầu, dùng tay nén chặt phần đất xung quanh bầu để giúp cây đứng thẳng. Tiếp theo đó, bạn tiến hành lấp đất thêm cho đến khi cao hơn khoảng 15cm so với cổ hốc. Cuối cùng, bạn cần tưới một ít nước lên đất giúp đất ẩm để cây phát triển rễ. Bạn có thể giữ ẩm lâu hơn cho cây bằng cách rải thêm một lớp trấu hun.
Chăm sóc
Trúc quân tử sẽ không thể sinh trưởng và phát triển nếu cây không được chăm sóc thường xuyên. Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc cây trúc quân tử:
Tưới nước: Cây không thể bị ngập úng cho nên bạn chỉ cần tưới 2 ngày lần khi cây đã phát triển. Nếu thấy lá cây bị xoắn lại thì bạn nên bổ sung thêm nước vì lúc này cây đang bị thiếu nước.
Ánh sáng: Mặc dù trúc quân tử là loại ưa ánh sáng nhưng bạn nên trồng cây ở nơi có ánh nắng không quá gắt, có bóng râm. Nếu trồng trong chậu và đặt trong nhà thì bạn nên mang cây đi phơi nắng 2 - 3 tiếng/tuần.
Bón phân: Để cây trúc quân tử có đủ chất dinh dưỡng thì bạn nên bón phân định kỳ 3 tháng/lần.
Ngăn ngừa sâu bệnh: Bạn thường xuyên quan sát và chăm sóc cây để phát hiện các dấu hiệu bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời. Bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu để chữa bệnh cho cây nhưng hãy chọn những loại an toàn cho sức khỏe con người.
Cắt tỉa: Cắt tỉa là hoạt động góp phần vào sự phát triển của cây. Bạn hãy loại bỏ những phần bị hư hỏng để giúp cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận khác.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!