Vườn trường cấp 2 cũ mà tôi từng theo học trồng rất nhiều cây dâu tằm. Mỗi năm, cứ vào mùa quả, cây dâu tằm lại cho rất nhiều trái. Những hôm học buổi chiều, chúng tôi thường đi học rất sớm, ra vườn dâu tằm để vặt quả. Chính cây dâu tằm ấy đã cho chúng tôi một tuổi thơ vô cùng đáng nhớ. Ngoài ra, trong tâm linh, người ta cho rằng, cây dâu tằm có thể xua đuổi ma quỷ. Mặt khác, hiện nay, cây dâu tằm còn được nhiều người lựa chọn để trồng làm cây cảnh trang trí. Vậy bạn đã biết cách trồng cây dâu tằm từ cành hay chưa? Hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích nhất!
Hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm từ cành
Đặc điểm
Cây dâu tằm có tên khoa học Morusalba. Đây là loài cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm, mọc thành bụi.
Chiều cao trung bình của cây khoảng 3m. Thân và cành cây có nhiều nhựa, không có gai, có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách. Khi còn non, thân và cành được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Vỏ thân có nốt sần, màu trắng xám.
Rễ cây ăn sâu vào trong đất và rộng theo tán cây.
Lá có chiều dài khoảng 5 – 10cm, chiều rộng khoảng 4 – 8cm. Phiến lá mỏng, mép lá có răng cưa, nhọn ở đầu. Trên phiến lá có một gân lớn chạy từ cuống lá và các gân nhỏ nổi hình mạng lưới. Lá có thể rụng vào mùa đông.
Hoa thuộc loại đơn tính, nở theo cụm. Có một số ít khác là hoa lưỡng tính.
Quả dâu tằm mọng nước, có kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay. Chiều ài quả khoảng 1 – 2cm. Quả non có lông tơ, màu xanh nhạt, khi chín dần chuyển sang màu đỏ rồi màu đen. Thịt quả dày, có vị chua xen lẫn vị ngọt.
Công dụng
Về công dụng, quả dâu tằm có thể sử dụng để ăn trực tiếp, ngâm rượu, làm các loại trà, nước giải khát hay làm thuốc đều được. Bên trong quả dâu tằm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe cọn người như chất xơ, sắt, kali, photpho, canxi, các loại vitamin,…
Một số công dụng tuyệt vời của trái dâu tằm có thể kể đến như hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân,…
Dâu tằm là nguyên liệu quan trọng trong một số bài thuốc của những người hay bị nhức đầu, mất ngủ, thiếu máu, táo bón hay bị các bệnh về da,…
Tại một số nơi, lá dâu thường được hái để cho tằm ăn, nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, điển hình như ở xã Hồng Phong, huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình.
Ngoài ra, dâu tằm còn được sử dụng để làm mứt dâu, siro dâu,…. Đây là những nguyên liệu quan trọng để chế biến các loại món ăn, thức uống khác. Trà dâu tằm cũng ngon và hấp dẫn không kém gì trà được chế biến từ quả dâu tây, xem thêm cách trồng cây dâu tây trong chậu nếu bạn chưa biết. Mứt dâu dùng để phết lên bánh mì ăn sáng cũng rất ngon.
Chuẩn bị
Đất trồng
Cây dâu tằm ưa thích những loại đất màu mỡ, giàu các chất dinh dưỡng. Bạn nên sử dụng đất đỏ có nhiều mùn, khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, cần trộn thêm các loại phân bón để đất trồng dâu tằm thêm dinh dưỡng.
Chậu trồng
Thông thường, người ta sẽ trồng cây dâu tằm trực tiếp trên đất. Nếu trồng làm cảnh, bạn có thể trồng trong chậu. Tuy nhiên, chọn những chậu có kích thước vừa phải (độ rộng và độ sâu khoảng 28 – 32cm) là được. Có thể thay chậu tùy thuộc vào sự phát triển của cây.
Cành giống
Ở Việt Nam có rất nhiều giống dâu tằm. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại giống dâu tằm nào, nên chọn những giống phổ biến ở địa phương.
Đối với phương pháp trồng dâu tằm bằng cành, bạn cần chuẩn bị những cành giống từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và đã cho ra được khoảng 1 – 2 mùa quả ngọt, mọng nước. Nếu được, bạn có thể mua những cây dâu con được ghép tại các cửa hàng cây cảnh uy tín.
Kỹ thuật trồng cây dâu tằm từ cành
Giâm cành
Cắt cành giâm đã chọn thành từng đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 18 – 20cm, có ít nhất 2 mắt. Phần được chặt phải cách mắt khoảng 0,5 – 1cm.
Có thể nhúng đầu của cành giâm vào dung dịch kích thích ra rễ, đảm bảo tỷ lệ bén rễ của cành được cao nhất.
Cắm cành giâm vào trong đất đã chuẩn bị, có thể là trong bầu đất. Chú ý tưới nước hằng ngày để cành giâm có đủ độ ẩm, nhanh chóng bén rễ.
Trồng cây
Khoảng 30 – 45 ngày sau khi giâm, rễ của cây đã phát triển, bạn có thể đem ra trồng trên đất hoặc trong chậu.
Nếu cây con mua sẵn thì bạn chỉ cần bóc bầu đất và trồng trực tiếp luôn là được.
Sau khi trồng, chú ý tưới nước đầy đủ để cây nhanh bén rễ, thích nghi với môi trường mới.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Nhu cầu ánh sáng của cây dâu tằm khá lớn. Cây cần nhiều ánh nắng mặt trời để phát triển và ra trái. Nếu trồng trong nhà, bạn nên cho cây được tắm nắng thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa kết quả.
Cây ưa khí hậu ấm áp. Nhìn chung thì cây vẫn khá dễ tính với các nền nhiệt độ. Mức nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 24 – 32 độ C.
Tưới nước
Trong giai đoạn đầu, bạn nên chú ý tưới nước thường xuyên, khoảng 2 – 3 ngày/lần. Sau đó, bạn chỉ cần đảm bảo rằng cây không bị thiếu nước hay đất bị khô là được, tưới nước khoảng 1 tuần/lần là đủ. Trong mùa đông, bạn có thể giảm lượng nước và số lần tưới.
Bón phân
Sau khi trồng, bạn có thể sử dụng phân chuồng hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây dâu tằm. Khoảng 7 – 10 tuần sau, bạn có thể bón tiếp. Chú ý bón phân vừa phải, cứ khoản 2 – 3 tháng cách nhau bón một lần.
Cắt tỉa
Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành cắt tỉa cho cây dâu tằm là vào mùa đông, khi cây kém sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tỉa sau khi mùa quả kết thúc. Khi cắt tỉa, cần tỉa nhẹ, tỉa bỏ những cành chết, hư hỏng, bị sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại sâu, bọ trĩ, ruồi trắng hay nhện có thể tấn công và gây hại đến quá trình sinh trưởng của dâu tằm. Ngoài ra, cây cũng có thể bị một số bệnh như mốc, đốm lá, thối rễ. Bạn cần chú ý đến việc tưới nước và bón phân cân đối, sử dụng các chế phẩm sinh học, an toàn cho sức khỏe con người để diệt trừ sâu bệnh thay vì các loại thuốc hóa học.
Thu hoạch
Thông thường, cuối mùa xuân đến đầu mùa hè (tháng 3 - 4) là thời điểm cây dâu tằm ra trái. Khoảng 2 năm sau khi trồng dâu tằm bằng cành, cây sẽ cho ra trái. Lúc này, bạn có thể “gặt hái” thành quả cho những công sức mình bỏ ra. Bạn nên đợi đến khi quả chuyển sang màu tím đen là lúc dâu tằm ngon nhất.
Ngoài ra, lá cây dâu được hái để nuôi tằm, số lần thu hoạch khoảng 6 - 8 lần/năm.
Lưu ý: Không nên hái quả vào những ngày trời mưa, hoăc cây có phun thuốc.
Câu hỏi thường gặp
Đối với phương pháp trồng dâu tằm bằng cành, thời điểm thích hợp nhất để trồng là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Đây là thời gian cây ngủ đông, cành giống sẽ có chất lượng tốt nhất. Sau khi trồng thì lại là mùa xuân, rất thuận lợi cho cành giâm ra rễ và phát triển thành cây mới.
Theo chúng tôi, bạn không nên trồng dâu tằm theo phương pháp gieo hạt. Phương pháp này có những nhược điểm như tỷ lệ nảy mầm thấp, mất rất nhiều năm để cây ra quả, thậm chí là mọc lên mà không có quả.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!