Cây cỏ mực còn được biết đến với tên gọi khác là cỏ nhọ nồi. Đây là một loài thực vật mọc hoang dại rất nhiều ở xung quanh chúng ta, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nhìn qua thì đây là một loại cây vô cùng bình thường nhưng sự thật là cây cỏ mực lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian từ xưa đến nay. Thật bất ngờ khi cây cỏ mực mang đến tận 22 tác dụng khác nhau đấy! Hãy cùng tìm hiểu về 22 tác dụng của cây cỏ mực qua bài viết dưới đây nhé!
22 tác dụng của cây cỏ mực
Đặc điểm của cây cỏ mực
Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ Cúc. Ngoài cái tên cỏ mực, cỏ nhọ nồi, nó còn được gọi bằng những cái tên khác như hàn liên thảo, kim lăng thảo.
Cây cỏ mực thuộc loại cây thân thảo, sống hằng năm. Thân cây có hình trụ, có khía dọc, màu xanh lục, đôi khi có màu hơi đỏ tím và được bao phủ bởi một lớp lông. Thân cây thường mọc thẳng đứng, chiều dài trung bình khoảng 30 - 50cm.
Lá cây khá cứng cáp, có hình mũi mác, mọc đối xứng nhau. Màu sắc của lá là màu xám đen, chiều dài khoảng 3 – 10cm. Mép lá có khía răng cưa, cả 2 mặt lá đều được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng màu trắng.
Hoa có màu trắng, cánh hoa nhỏ, thường mọc thành cụm ở nách lá hoặc đầu cành. Cây thường ra hoa vào tháng 7 đến tháng 9 hằng năm. Sau khi hoa tàn thì quả dẹt có 2 cạnh xuất hiện. Quả có chiều dài 3mm, rộng khoảng 1 - 1,5 mm.
Nếu nghiền nát thân và lá của cây cỏ mực sẽ cho ra dung dịch có màu đen giống với mực. Đó chính là lý do tại sao nó được gọi là cây cỏ mực.
22 tác dụng của cây cỏ mực là gì?
- Tác dụng cầm máu.
Cây cỏ mực có khả năng cầm máu hiệu quả và nhanh chóng bởi bên trong cây cỏ mực có chứa hoạt chất tanin - có tác dụng làm đông máu nhanh chóng. Nếu bạn có vết thương chảy máu nhẹ, bạn có thể lấy một ít cây cỏ mực đem đi giã nát rồi đắp lên vết thương để ngăn máu chảy.
- Tác dụng chống khuẩn, chống viêm.
Cây cỏ mực có khả năng chống lại trực khuẩn - tác nhân gây viêm ruột cũng như một số khuẩn E.coli, trực khuẩn bạch hầu khác. Chính vì vậy, cỏ mực có tác dụng làm giảm khả năng mắc các bệnh do nhiễm khuẩn thông thường.
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cũng giống như tác dụng của cây giảo cổ lam, cây cỏ mực có khả năng ức chế một số loại tế bào ung thư trong cơ thể như tế bào T-lymphocytes. Ngoài ra, các thành phần vitamin trong cây cỏ mực còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
- Tác dụng làm đẹp.
Cây cỏ mực có thể làm đen tóc, dưỡng tóc bóng khỏe và suôn mượt hơn. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng cây cỏ mực để giảm gãy rụng tóc. Ngoài ra, uống cây cỏ mực thường xuyên còn hỗ trợ làm đẹp da, da trở nên mịn màng và săn chắc hơn.
- Điều trị chảy máu cam.
Ngoài việc sử dụng để cầm máu, người ta còn sử dụng cây cỏ mực để điều trị chảy máu cam. Bài thuốc này như sau: Mỗi ngày, bạn cần dùng 30g cây cỏ mực khô sắc thuốc cùng 15g lá sen, 10g trắc bá diệp, sau đó chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị đại tiện ra máu.
Đối với chứng đại tiện ra máu, bạn có thể thử dùng cách nướng cây cỏ mực khô trên miếng ngói sạch. Sau đó, đem đun với 4 chén nước cho đến khi cạn còn một nửa thì chia ra uống 2 lần trong ngày.
- Điều trị tiểu tiện ra máu.
Đối với chứng tiểu tiện ra máu, bạn có thể chuẩn bị một ít cây cỏ mực kết hợp cùng tác dụng của cây mã đề. Đem nguyên liệu đã chuẩn bị đi giã nhuyễn lấy phần nước cốt để uống mỗi ngày 3 chén khi đang đói.
Nếu không uống được, bạn có thể dùng cây cỏ mực để nấu cháo cùng 3 lát gừng ăn mỗi ngày.
- Điều trị bệnh trĩ ra máu.
Với bệnh trĩ ra máu, bạn có thể sử dụng cây cỏ mực giã nhuyễn pha với 1 chén rượu nóng để uống. Phần bã của cây cỏ mực có thể đem đắp vào nơi bị trĩ để tăng hiệu quả của bài thuốc.
- Điều trị sỏi thận.
Những người bị sỏi thận có thể dùng khoảng 25g cây cỏ mực và 15g xa tiền thảo, đem sắc lấy nước để uống hàng ngày. Nếu thấy đắng, bạn có thể thêm chút đường vào để làm dịu vị, sẽ dễ uống hơn.
- Điều trị suy nhược cơ thể.
Với những người bị suy nhược cơ thể, chán ăn, gầy yếu xanh xao, có thể dùng 100g cây cỏ mực cùng với 50g gừng tươi, 100g cỏ mần trầu. Đem nguyên liệu đi sao cho thật khô rồi đun với 3 chén nước dừa tươi. Đợi cho đến khi cạn bớt 2 phần thì chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt
Bạn có thể chuẩn bị 15g cỏ mực cùng 15g sinh địa để sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện bài thuốc trong 30 ngày liên tiếp để thấy được hiệu quả, tình trạng hoa mắt, chóng mặt sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Ngăn ngừa và điều trị viêm da.
Nếu bị viêm da, bạn có thể chuẩn bị một nắm lá cây cỏ mực, đem đi rửa sạch rồi chà xát lên vùng da bị viêm cho đến thì thấy màu đen của cỏ mực phai trên da là được.
- Điều trị viêm loét ống tiêu hóa.
Để điều trị viêm loét ống tiêu hóa, bạn có thể đun sôi cỏ mực và cỏ bấc mỗi loại khoảng 30g. Sau đó, chắt lấy nước để uống mỗi ngày.
- Điều trị ho ra máu.
Đối với chứng ho ra máu, bạn có thể sắc 25g cỏ mực, 10g a giao với 20g bạch cập để lấy nước uống. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng ho ra máu được cải thiện.
- Điều trị chảy máu dạ dày.
Chuẩn bị 50g cây cỏ mực, 4 quả đại táo, 25g bạch cập cùng với 15g cam thảo. Đem những nguyên liệu đã chuẩn bị để sắc với nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Điều trị tóc bạc sớm.
Chuẩn bị một nắm cây cỏ mực, đun cho cô đặc lại rồi thêm vào mật ong nguyên chất, nước gừng tươi và đun cho cô đặc hẳn. Sau đó, đem chiết vào lọ sạch để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy 1 đến 2 thìa, hòa với nước sôi rồi thêm chút rượu gạo nguyên chất để uống ngày 2 lần.
- Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết.
Nếu bị sốt xuất huyết, bạn có thể chuẩn bị cỏ mực, củ hoặc lá sắn dây mỗi loại 20g, lá trắc bá sao đen khô, hoa hòe sao đen mỗi loại 12g, cam thảo đất 16g. Đem những nguyên liệu trên để sắc với nước để uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi bệnh sốt xuất huyết khỏi hẳn.
- Điều trị chứng giảm tiểu cầu máu.
Để điều trị chứng giảm tiểu cầu máu, bạn có thể chuẩn bị một ít cây cỏ mực, đem đi rửa sạch rồi nấu cháo, khi gần chín thêm chút nhân sâm và đường. Sử dụng cháo để ăn hàng ngày, cải thiện tình trạng bệnh.
- Điều trị chứng tưa lưỡi ở trẻ em.
Chuẩn bị 4g cây cỏ mực tươi và 2g hẹ lá. Đem nguyên liệu giã lấy phần nước cốt rồi cho trẻ uống, cứ cách mỗi 2 giờ lại uống một lần.
- Điều trị chứng di mộng tinh do tâm thận nóng ở nam giới.
Mỗi ngày, bạn có thể dùng cây cỏ mực để sắc lấy nước uống dưới dạng tươi hay khô đều được. Sử dụng cho đến khi tình trạng triệu chứng được cải thiện.
- Điều trị rong kinh ở phụ nữ.
Sử dụng cây cỏ mực khô để sắc lấy nước uống hàng ngày. Điều này sẽ giúp cầm máu, chữa rong kinh vô cùng hiệu quả và nhanh chóng.
- Điều trị tử cung có dấu hiệu chảy máu.
Chuẩn bị cỏ mực cùng lá trắc diệp, mỗi loại khoảng 15g. Đem nguyên liệu sắc lấy nước để uống mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Việc sử dụng cây cỏ mực có thể gây ngứa và khô cho bộ phận sinh dục hay gây kích ứng dạ dày, nôn và buồn nôn. Chính vì thế, không được sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ mực cho phụ nữ đang mang thai, bởi vì điều này có thể gây nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra, cũng không dùng cỏ mực cho những người tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, viêm đại tràng mãn tính.
Mặc dù cây cỏ mực là loại dược liệu thiên nhiên lành tính nhưng không vì thế mà bạn được phép lạm dụng, sử dụng quá nhiều. Bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng được chỉ định. Nếu uống quá nhiều nước cây cỏ mực có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.