Tang thầm thực chất là một loại dược liệu ngỡ lạ mà quen. Nó lạ bởi vì cái tên tang thầm còn ít người biết, còn quen bởi vì nó thực chất là tên gọi để chỉ những quả dâu tằm đã chín đen. Vậy bạn có muốn tìm hiểu những thông tin thú vị về cây tang thầm hay không? Vị thuốc này mang đến những tác dụng gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích về vị thuốc tang thầm ngỡ lạ mà quen này!
Tang thầm là cây gì? Có tác dụng như thế nào?
Tang thầm là cây gì?
Như đã đề cập ở trên, tang thầm thực chất là quả dâu tằm đã chín. Ngoài cái tên tang thầm, quả dâu tằm chín còn được gọi là tang thực, tang táo, ô thầm hay hắc thầm. Đây là một loại cây thân gỗ, có tên khoa học là Morus alba L. Chiều cao trung bình của cây tang thầm là khoảng 2 - 3m.
Lá có hình bầu dục, mọc so le với nhau. Thời điểm tang thầm ra hoa là vào khoảng tháng 4 - 5 hằng năm, ra quả vào khoảng tháng 6 - 7 hằng năm. Quả của tang thầm vô cùng mọng nước, có cuống, kích thước khá nhỏ, hình trứng và mọc từ trong các lá đài. Khi còn non, quả có màu xanh, khi chín thì dần chuyển sang màu đỏ rồi chuyển sang màu đen sẫm. Loại quả này có vị chua chua ngọt ngọt cùng với mùi thơm nhẹ, nên được rất nhiều người yêu thích.
Khi thu hoạch tang thầm để làm thuốc, cần chọn những quả đã chín mọng, lành lặn, tránh bị dập nát. Rửa sạch tang thầm bằng nước sạch thật nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, đem tang thầm đi phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong lọ kín.
Tang thầm có tác dụng như thế nào?
Theo nghiên cứu, tang thầm có chứa anthocyanin, đường glucose, fructose, cùng các loại khoáng chất khác (như vitamin B1, vitamin C, tanin, các loại acid hữu cơ,...). Trong Đông y, tang thầm là một loại dược liệu có tính lạnh, vị chua ngọt, có tác dụng bổ âm, tạo máu, dưỡng huyết, chống khát nước, nhuận tràng,... Tang thầm có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ù tai, tóc bạc sớm, mất ngủ hay các bệnh như tiểu đường, táo bón, liệt nửa người,... Đặc biệt, tang thầm còn giúp đầu óc con người cảm thấy minh mẫn, tinh thần thoải mái và sảng khoái hơn.
Trong Y học hiện đại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tang thầm có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như ung thư, béo phí, các bệnh về gan và tim mạch. Hàm lượng chất xơ trong tang thầm còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể cũng được tăng cường nhờ hàm lượng vitamin C có trong tang thầm.
Tang thầm có thể ăn sống như những loại trái cây bình thường, có thể làm mứt, ngâm với đường để chế biến thành những loại nước giải khát thơm ngon. Bên cạnh đó, tang thầm cũng có thể ngâm rượu hoặc sử dụng dưới dạng trà.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bạn có thể phối hợp tang thầm cùng với các vị thuốc khác. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng tang thầm 2 lần, mỗi lần chỉ sử dụng khoảng 10 - 15g. Thông thường, người ta sử dụng tang thầm bằng cách đem hãm với nước sôi để trong bình kín, sau 15 phút có thể lấy ra sử dụng.
Một vài bài thuốc chữa bệnh từ tang thầm
Tang thầm là một vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tang thầm mà bạn có thể tham khảo:
- Điều trị mất ngủ: Bạn cần chuẩn bị tang thầm, bạch thược, thục địa, mỗi loại 15g.
- Điều trị chứng ra mồ hôi trộm: Chuẩn bị tang thầm và ngũ vị tử, mỗi loại 10g.
- Điều trị khó tiêu: Chuẩn bị 10g tang thầm cùng 6g bạch truật.
- Điều trị chóng mặt, hoa mắt: Chuẩn bị tang thầm, kỷ tử và đại táo, mỗi loại 15g.
- Điều trị thiếu máu: Chuẩn bị 15g tang thầm; thỏ ty tử, nữ trinh tử, kỷ tử, mỗi loại 12g; tiên linh tỳ, thục địa, phá cố chỉ, mỗi loại 8g.
- Điều trị cao huyết áp: Chuẩn bị 15g tang thầm, 15g cát căn, 8g hoàng cầm, 8g cúc hoa và 8g tiểu kế.
- Điều trị táo bón: Chuẩn bị tang thầm, nhục dung, vừng đen, mỗi loại 15g và 8g chỉ xác sao.
Mặc dù tang thầm là một vị thuốc lành tính, hoàn toàn từ nhiên nhưng nó lại không thích hợp để sử dụng cho những đối tượng bị rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư yếu hay đang cảm mạo, ho do phong hàn. Khi sử dụng trà tang thầm, tuyệt đối không được sử dụng ấm chén bằng kim loại, thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng các loại ấm chén làm bằng gốm sứ.
Câu hỏi thường gặp
Cách ngâm rượu tang thầm vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 200g tang thầm tươi đã được rửa sạch, để ráo nước cùng với 500ml rượu trắng. Ngâm dâu tằm cùng rượu trắng trong bình thủy tinh kín trong vòng nửa tháng. Sử dụng rượu ngâm tang thầm mỗi ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần uống khoảng 25ml trong những trường hợp bị bệnh như phù nề hai chân do thiểu dưỡng.
Mặc dù vô cùng tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều trà tang thầm không hề tốt cho sức khỏe, có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Chính vì thế, bạn cần sử dụng trà tang thầm một cách có khoa học và hợp lý, tránh lạm dụng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!