Rễ cỏ tranh chứa nhiều thành phần hóa học và sinh học có lợi cho sức khỏe vì vậy được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Thông qua bài viết này để tìm hiểu các tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh của rễ có tranh.
Tác dụng của rễ cây cỏ tranh mà ít người biết
Đặc điểm của cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh tên khoa học là Imperata Cylindrica L beauv, là cây mọc dại nên có thể tìm thấy ở đa số các nơi trên cả nước.
Cỏ tranh là loại cây sống lâu năm. Cỏ tranh thuộc loại thân thảo, thân nhỏ màu xanh hoặc màu đỏ tía, nhẵn, được bao phủ bởi một lớp lông mềm màu trắng.
Rễ của cây lan dài, ăn sâu dưới đất, có màu trắng nhạt, chia thành đốt. Xung quanh rễ có nhiều rễ phụ, rễ con. Rễ của cây cỏ tranh hơi dai nhưng giòn ở đốt nên dễ bẻ gãy.
Lá của cỏ tranh thuộc dạng lá đơn, chiều rộng lá nhỏ, dài, mọc đứng và cứng, gân nằm giữa lá, nổi rõ ở mặt dưới. Mặt trên của lá nhám, mặt dưới thì nhẵn. Bề mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Mép lá sắc có thể cứa đứt tay. Khi còn non lá có màu xanh nhạt, cuộn tròn, khi già lá có màu xanh sẫm hơn.
Hoa của cây cỏ tranh hình chùy, màu trắng bạc dài, mọc trên một hình trụ ở ngọn thân và sợi như sợi bông, rất nhẹ. Cây cỏ tranh thuộc loại hoa trần, lưỡng tính vì vậy có thể nhân giống thông qua rễ hoặc nhờ gió phát tán hạt cây.
Tác dụng của rễ cây cỏ tranh
Cỏ tranh chứa một lượng lớn đường glucozo và fructozo, khoảng 18%. Vì vậy cỏ tranh thường được dùng để tạo vị ngọt cho các bài thuốc. Ngoài ra, trong cỏ tranh còn chứa các thành phần khác như các dẫn chất flavan, acid hữu cơ, acid oxalic,…
Thực tế, các bộ phận của cỏ tranh đều được sử dụng để làm các bài thuốc. Rễ và thân cỏ tranh có tính hàn, vị ngọt vì vậy thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiệt, tiểu tiện khó khăn, ho ra máu; hoa của cây cỏ tranh có tính ấm, vị ngọt và không chứa độc tố nên thường được sử dụng để chữa bệnh chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, cầm máu do có tác dụng hồi phục canxi của huyết tương, do thúc đẩy quá trình đông máu.
Các bộ phận của cây cỏ tranh có thể sử dụng tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng được lâu dài. Sau khi thu hái rễ, phải cắt bỏ các phần rễ con, rửa sạch. Bên cạnh đó chỉ sử dụng phần rễ mọc dưới đất, phần rễ nằm trên mặt đất cũng phải cắt bỏ. Sau khi sơ chế, đem phần rễ này đi sao vàng, sấy hoặc phơi khô.
Sau khi thu hái, người dùng phải cắt bỏ phần cổ rễ, rửa sạch, bỏ lá và rễ con. Sau đó, dược liệu được mang đi sao vàng, sấy hoặc phơi khô. Thông thường, mọi người thường sử dụng cỏ tranh khô, có thể bảo quản được lâu và cũng không bị mất đi dược tính của dược liệu.
Một số bài thuốc từ rễ cỏ tranh
Chữa sốt xuất huyết
- Nguyên liệu: 20g rễ tranh khô; 20g cỏ mực; 20g rau m 16g tang diệp; 16g kinh giới;12g cam thảo; 24g đậu đen.
- Thiện hiện: Đem các nguyên liệu trên đi sắc, lấy nước để uống trong ngày.
Chữa ho ra máu
- Chuẩn bị: 12g địa sinh; 20g rau má; 20g cỏ mực; 16g rễ cỏ tranh; 12g ngân hoa; 2 chén nước
- Thực hiện: đem các nguyên liệu sắc với 2 chén nước đã chuẩn bị, chia số nước thuốc thu được thành 02 lần uống.
Chữa khô họng, khô miệng
- Chuẩn bị: 16g đinh lăng; 16g rễ cỏ tranh; 10g cam thảo; 12g sa sâm; 12g sơn thù; 16g hoài sân; 8g đan bì; 12g khởi từ; 10g trạch tả; 12g mạch môn; 20g cát căn.
- Thực hiện: Sắc các nguyên liệu lấy nước uống, chia thành 02 lần uống trong ngày.
Chữa xuất huyết đường tiêu hóa
- Chuẩn bị: 20g rễ cỏ tranh khô; 6g cây a giao; 21g củ gừng nướng; 12g thục địa; 16g trắc bách diệp.
- Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 2-3 lần uống/ngày.
Chữa trị sỏi thận
- Chuẩn bị: 20g bạch mao căn; 10g mộc thông; 16g cối xay; 10g kim tiền thảo, 20g đinh lăng, 20g mã đề thảo.
- Thực hiện: Đem đi sắc, sử dụng 2 lần/ngày trong liên tục 4-5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp
- Chuẩn bị: 200g rễ cỏ tranh khô.
- Thực hiện: đem sắc với 500ml nước với lửa nhỏ. Sau khi nước cạn còn khoảng 100-150ml thì tắt bếp. Chia nhỏ thuốc thành 2-3 phần, uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tháng.
Điều trị chảy máu cam
- Chuẩn bị: 18g chi tử; 36g rễ khô; 400ml nước
- Thực hiện: sắc đến khi nước cạn còn lại 100ml thì tắt bếp. Uống khi còn nóng hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục 7-10 ngày.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn
- Chuẩn bị: 20g rễ cỏ tranh tươi
- Thực hiện: Đem sắc với nước, uống sau mỗi bữa ăn tối, trong liên tục 8 ngày.
Đọc thêm tác dụng của cây lô hội
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!