Lô hội là một loại cây sống khỏe, lá đẹp xanh quanh năm và dễ chăm sóc nên được sử dụng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, ngoài được trồng làm cảnh, lô hội còn được dùng trong ẩm thực, làm mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da và là thành phần quen thuộc trong các vị thuốc y học cổ truyền. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của cây lô hội thông qua bài viết dưới đây.
Tác dụng của cây lô hội (Công dụng & lợi ích)
Đặc điểm của cây lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam có tên khoa học là Aloe barbadensis Miller, thuộc họ cây xương rồng, có nguồn gốc từ Ai Cập và Trung Quốc.
Thuộc họ cây xương rồng vì vậy lô hội là có khả năng chịu hạn tốt. Lô hội là loại thực vật thân ngắn hóa gỗ, mang một bó lá dày ở thân.
Lá có dạng dài, bẹ lá to, nặng, có lớp thịt rất dày và hình ngọn giáo. Đây là bộ phận chứa nước dự trữ vì vậy vô cùng mọng nước, có đến 99% là nước. Lá màu xanh đậm, có nhiều gai nhọn ở bìa, mặt sau lá thường có phấn trắng. Đây là nơi chứa nhiều dưỡng chất nhất và những dưỡng chất này có nhiều giá trị đối với sức khỏe con người. Phần lá lô hội ngoài lớp gel dính còn một phần mủ màu vàng, xuất hiện dưới lớp vỏ lá. Theo nhiều nghiên cứu, phần mủ này có tính nhuận tràng, thường dùng để bào chế các loại thuốc trị táo bón.
Cây lô hội thường ra hoa vào mùa thu. Hoa của cây mọc theo cụm từ nách lá với nhiều hoa rũ xuống có cuống dài, đâm thẳng lên trời. Mỗi hoa 6 cánh dính nhau ở phần gốc và có 6 nhị. Hoa cây lô hội có màu vàng cam.
Quả của cây lô hội thuộc dạng quả nang, hình trứng thuôn, khi non có màu xanh, khi già chuyển sang nâu, chứa nhiều hột. Khi chín, quả lô hội sẽ nứt ra và giải phóng các hạt bên trong.
Đọc thêm về cách trồng cây nha đam trong phòng ngủ cực kỳ đơn giản mà vẫn phát triển tốt.
Tác dụng của cây lô hội
Trong cây lô hội có chứa hơn 75 hợp chất có hoạt tính sinh học cao tập trung ở phần nhựa cây và lá cây như polysaccharide, vitamin A, vitamin C, vitamin E, enzyme, amino acid và khoáng chất, cùng với nhiều loại hợp chất khác, với nhiều hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, ngăn chặn viêm nhiễm và giúp làm lành vết thương. Vì vậy, lá cây và nhựa cây lô hội được sử dụng trong y học để bào chế các phương thuốc chữa bệnh, làm mỹ phẩm và thực phẩm cho con người.
Lá cây lô hội thường dùng để trị các bệnh: đau đầu, chóng mặt, suy dinh dưỡng, bỏng.
Nhựa cây thường dùng để trị: mất kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, táo bón, kinh phong.
Hướng dẫn sử dụng cây lô hội
Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng người bị bệnh tiểu tường có đường lúc đói trên 200 mg/dl sau khi uống nước lô hội có thể khiến chỉ số đường huyết hạ xuống.
- Nguyên liệu: 200g lá lô hội; 200g nước.
- Cách thực hiện: Cắt bỏ lớp vỏ màu xanh bên ngoài, lấy phần thịt cho vào máy xay nhuyễn cùng với nước. Chia nước ép thành hai phần, uống hết trong ngày.
Trị viêm loét tá tràng
- Nguyên liệu: 20g lô hội; 12g bột nghệ; 6g cam thảo.
- Cách thực hiện: đem sắc lấy nước, uống 2-3 lần/ngày.
- Trong trường hợp có thêm triệu chứng ợ chua thì chuẩn bị thêm 10g mai mực, tán bột cho vào bài thuốc trên để sử dụng.
Trị ho có đờm
- Nguyên liệu: 200g lô hội.
- Cách thực hiện: Gọt hết vỏ màu xanh bên ngoài, đem rửa sạch với nước để loại bỏ chất nhầy trên thịt lô hội. Lấy phần thịt được rửa sạch đi sắc với nước, uống hết trong ngày.
- Chữa chóng mặt, đau đầu
- Nguyên liệu: 20g lá lô hội; 20g lá dâu; 12g hoa đại.
- Thực hiện: đem sắc với nước, chia thành 2-3 lần uống, uống hết trong ngày.
Chữa tiêu hóa kém
- Nguyên liệu: 20g lô hội; 4g cam thảo; 12g bạch truật.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với nước, uống 2-3 lần một ngày.
- Trị kinh bế, đau bụng kinh
- Nguyên liệu: 20g lô hội; 20g nghệ đen; 20g rễ củ gai; 12g tô mộc; 4g cam thảo.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với nước, uống 2-3 lần một ngày.
Chữa bỏng
- Nguyên liệu: lá lô hội.
- Thực hiện: Gọt vỏ, lấy phần thịt cắt thành từng lát mỏng và đắp lên vùng da bị bỏng.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phan Duy
Tôi là Phan Duy, năm nay 27 tuổi, một người đam mê với việc trồng cây và trồng rau. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích mãnh liệt với việc trồng cây. Đây không chỉ là một sở thích, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, mang đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nào tả được.
Tôi đã tích lũy được một chút kiến thức về trồng cây và trồng rau thông qua việc tự học và tham gia vào các khóa học tại trường lớp. Từ cách chăm sóc đúng cách, lựa chọn loại đất phù hợp, đến việc điều chỉnh ánh sáng và nước cho cây cối, tôi luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện khả năng của mình trong lĩnh vực này.
Hiện tại, tôi là một công tác viên tại WikiFarm, nơi tôi có cơ hội chia sẻ kiến thức của mình về trồng cây và trồng rau với cộng đồng. Tôi tin rằng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chúng ta có thể giúp nhau trở thành những người lành nghề hơn trong việc xây dựng những khu vườn xanh tươi.