Khúc khắc có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh. Đây là một thành phần dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Để nắm rõ những lợi ích mà loại dược liệu này mang lại cũng như sử dụng đúng cách, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tác dụng của củ khúc khắc (Thổ phục linh)
Đặc điểm của cây khúc khắc
Khúc khắc có tên khoa học là Heterosmilax gaudichaudiana thuộc họ Hành Liliaceae. Củ của cây khúc khắc được xem là một bài thuốc truyền thống của nước ta, chúng mọc hoang hoặc được trồng khá phổ biến ở nhiều tỉnh Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên. Loại cây này cũng được sử dụng trong y học của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, các nước Asian và một số quốc gia khác.
Khúc khắc là dạng cây bụi leo nhờ tua cuốn. Thân là kiểu thân gỗ nhiều năm, khẳng khiu, cành nhỏ, mềm và không gai. Thân cây khi non to mập, màu xanh lá, khi già có màu xanh đậm hơn.
Lá của cây mềm, là kiểu lá đơn, mọc cách nhau, mép lá nguyên, có lá kèm biến thành 2 tua cuốn mọc ra từ 2 bên cuống lá. Gốc lá có hình tim, đầu lá nhọn. Mặt bụng lá màu xanh đậm bóng, mặt lưng lá xanh nhạt hơn, phiến lá nhẵn.
Hoa của cây có màu trắng xanh điểm đỏ. Khúc khắc là loài đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc riêng thành từng cụm ở nách lá.
Vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 hằng năm cây sẽ kết trái. Quả của cây khúc khắc có hình cầu, mọc thành chùm xa nách lá. Khi non quả màu xanh, chuyển thành đỏ hoặc tím khi chín. Bên trong chứa từ 2 – 4 hạt màu nâu đỏ.
Phần rễ của cây hay còn gọi là củ khúc khắc là phần được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Rễ cây có nhiều hình khá đa dạng nhưng đa phần là hình trụ dài với nhiều kích thước, số lượng rễ phụ nhiều. Vỏ bên ngoài xù xì và màu xám sẫm, bên trong là màu màu nâu nhạt. Củ cứng, dai và khó để bẻ gãy. Phần củ sẽ hơi trơn và dính khi ngâm vào nước.
Tác dụng của củ khúc khắc
Theo Đông y, khúc khắc có vị ngọt nhạt, tính bình không có độc nên được sử dụng để tiêu độc, chống viêm, trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy củ khúc khắc có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị trong việc hỗ trợ trị ổn định đường huyết, hỗ trợ trị viêm bàng quang, chứng tiểu tiện ra máu, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, kháng vi khuẩn và chống oxy hóa.
Trong củ khúc khắc có chứa nhiều loại hợp chất như tanin (chất chát) có tác dụng kết tủa các albumin trong tế bào của niêm mạc làm cho chúng không thẩm thấu từ đó ngăn cản các chất kích thích giúp việc chữa bệnh nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, chất tanin còn giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn do không tìm được albumin phù hợp cho sự sống của chúng, từ đó ngưng sinh sản và bị kết tủa.
Chất Astilbin được tìm thấy trong củ khúc khắc có thể làm giảm được hàm lượng các acid uric ở trong máu- nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh gout, Glycoprotein có thể kháng và chống lại tình trạng tăng sinh của virus; các flavonoid được tìm thấy trong củ khúc khắc là hợp chất đóng vai trò chính tạo nên tác dụng chống oxy và chống tình trạng viêm.
Do đó, khi sử dụng loại dược liệu này thường xuyên, sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau gây ra do bệnh gout, chống oxy hóa đồng thời hỗ trợ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.
Một số bài thuốc phổ biến từ củ khúc khắc
Củ khúc khắc có thể được thu hoạch quanh năm, nhưng mùa hè là thời điểm thu hoạch tốt nhất khi mà thời điểm này củ to, mập và có phẩm chất tốt.
Sau khi thu hoạch thì rửa sạch đất bám trên củ, cắt bỏ các rễ con. Củ khúc khắc có thể đem phơi ngay sau khi rửa sạch, đến khi sử dụng thì ngâm nước, ủ cho mềm sau đó thái phiên và sao vàng hoặc thái phiên, phơi khô sau đó sao vàng trước khi sử dụng, để ở nơi khô ráo thoáng mát tránh để củ bị mốc.
Củ khúc khắc được sử dụng trong một số bài thuốc để hỗ trợ một số bệnh như sau:
Hỗ trợ ổn định đường huyết
- Nguyên liệu: 60g khúc khắc tươi.
- Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước, có dùng thay cho nước trà.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang
- Nguyên liệu: 20g râu ngô, 20g mã đề và 30g củ khúc khắc.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước, ngày dùng 1 lần, sử dụng liên tục trong 5-10 ngày.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt chưa vỡ mủ
- Nguyên liệu: 10g cam thảo nam; 15g vỏ núc nác, 20g kim ngân hoa; 20g bồ công anh; 30g khúc khắc.
- Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước, chia đều thành 02 lần uống và dùng hết trong một ngày. Sử dụng liên tục trong 05 ngày để có hiệu quả.
Điều trị chứng rôm sảy
- Nguyên liệu: 30g củ khúc khắc.
- Cách thực hiện: sắc lấy nước, ngâm rửa vùng da bị rôm sảy. Sử dụng 3-5 lần/ngày và sử dụng liên tục trong vài ngày để làm giảm các triệu chứng trên.
Ngoài ra củ khúc khắc chứa nhiều chất hoá học dễ tan trong dung môi hữu cơ, vì vậy có thể sử dụng để ngâm rượu.
Xem thêm tác dụng của cây sâm cau được sử dụng làm gì.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!