Ở những khu vực như ven đường, ven sông, trên đồng hay khu đất hoang, ta rất dễ bắt gặp một loại thực vật nhỏ bé có hoa rất giống với hoa cúc, đó chính là cây xuyến chi. Tuy cây xuyến chi chỉ là một loài thực vật mọc hoang dại nhưng từ xa xưa, người ta đã sử dụng nó như một loại thảo dược trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vậy, bạn có muốn tìm hiểu về tác dụng của cây xuyến chi hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tác dụng của cây xuyến chi (đơn kim, quỷ châm)
Đặc điểm
Cây xuyến chi có tên khoa học là Bidens pilosa. Đây là một loài cây thân thảo, thân cây có rãnh chạy dọc và được bao phủ bởi một lớp lông mỏng. Chiều dài của cây khoảng 60 - 150cm, tùy vào điều kiện môi trường xung quanh.
Lá cây mọc đối xứng nhau, có màu xanh lục. Mép lá có răng cưa, chia thùy hoặc xẻ đôi.
Hoa có khoảng 3 - 5 cánh màu trắng, nhụy hoa màu vàng. Hoa nở quanh năm, đặc biệt nở nhiều nhất vào cuối mùa xuân - đầu mùa hạ.
Quả có vân, hình trám dài, có gai và lông.
Cây xuyến chi có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này đã xuất hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Cây ưa thích môi trường đất khô vừa phải và có ánh sáng đầy đủ. Tuy vậy, sức sống của cây vô cùng mãnh liệt, vẫn có thể phát triển tốt trên đất khô cằn cỗi.
Ở Việt Nam, cây xuyến chi phân bố rộng khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, có thể tìm thấy ở các khu đất hoang, vườn nhà, ven đường.
Tác dụng của cây xuyến chi
Trong cây xuyến chi có chứa nhiều thành phần có ích như flavonoid, terpenoid, polyynes và porphyrin.
Theo Y học cổ truyền, cây xuyến chi có vị đắng, hơi cay, nhạt và tính mát nên có tác dụng trong việc thanh nhiệt, sát trùng vết thương, giải độc và chống viêm. Chính vì thế, trong dân gian, người ta thường sử dụng cây xuyến chi để điều trị dị ứng, mẩn ngứa, mày đay, viêm họng, tiêu chảy hay vết thương do côn trùng cắn.
Còn theo Y học hiện đại, cây xuyến chi mang đến những tác dụng sau:
- Ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa: Cây xuyến chi có hoạt động chống lại nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư đường miệng, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vú hay ung thư da,..
- Kháng viêm: Cây xuyến chi có tác dụng giúp điều trị nhiều tình trạng viêm nhiễm. Các hợp chất hóa học được tìm thấy trong cây xuyến chi có thể giúp chống viêm, chống dị ứng như flavonoid, phenolics và polyynes.
- Kháng khuẩn: Cây xuyến chi có tác dụng kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn và chống sốt rét.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Cây xuyến chi là một trong 1.200 loài thực vật đã được nghiên cứu về hoạt tính trong việc điều trị đái tháo đường.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Cây xuyến chi có thể giúp cơ thể chống lại những bệnh lý về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận do nó có chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ gây biến cố tim mạch.
- Hỗ trợ chức năng tuyến tiền liệt: Cây xuyến chi hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, hỗ trợ hoạt động của mô liên kết tuyến tiền liệt, cải thiện các triệu chứng rối loạn thói quen đi tiểu, giảm tiểu gấp, tiểu ngập ngừng và tiểu són.
Hướng dẫn cách sử dụng
Thông thường, người ta sẽ thu hoạch cây xuyến chi vào giữa mùa hoa (khoảng tháng 4 đến tháng 9 hằng năm để đạt được hàm lượng dược chất tốt nhất. Tiến hành thu hoạch toàn cây trừ phần rễ và rửa sạch. Có thể sử dụng cây xuyến chi dưới dạng tươi hoặc khô, có thể sắc lấy nước uống hoặc giã nát và đắp ngoài da.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng từ cây xuyến chi:
- Điều trị tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, cảm nắng: Bạn cần chuẩn bị khoảng 60 - 120g cây xuyến chi. Tiến hành rửa sạch dược liệu rồi sắc với nước, chắt lấy nước uống khi còn ấm.
- Điều trị chấn thương, đau nhức: Bạn cần chuẩn bị một ít cành cây xuyên chi, rửa sạch rồi giã nhỏ. Sau đó, lấy bã đắp trực tiếp lên tổn thương và băng cố định lại, có thể thêm ít rượu vào bã thuốc để tăng hiệu quả.
- Điều trị vết côn trùng cắn hoặc bỏng da do nhiệt: Chuẩn bị một ít cành cây xuyến chi, giã nhỏ rồi đắp trực tiếp lên chỗ bị côn trùng đốt là được.
- Điều trị mẩn ngứa: Chuẩn bị khoảng 100 - 200g xuyến chi. Rửa sạch dược liệu rồi nấu chung với khoảng 4 - 5 lít nước. Sau đó, dùng nước để tắm và phần bã cây xuyến chi chà lên các mẩn ngứa.
Xem thêm Tác dụng của cây cỏ máu
Câu hỏi thường gặp
Xuất phát từ sự tích của nó, hoa xuyến chi mang ý nghĩa bên nhau mãi mãi trọn đời. Bên cạnh đó, loài hoa này còn mang ý nghĩa thể hiện sự ngây thơ, trong sáng và mỏng manh của những người con gái nông thôn. Ngoài ra, hoa xuyến chi còn mang ý nghĩa cho sự mạnh mẽ, ý chí kiên cường bởi dù nó có ở môi trường cằn cỗi thì vẫn có thể sinh trưởng mạnh mẽ.
Là một loại cây thảo dược lành tính, cây xuyến chi sẽ không có các chất độc tự nhiên gây tổn hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, cây xuyên chi có tính hút độc rất mạnh. Những cây xuyến chi mọc ở những nơi như khu công nghiệp, chứa nhiều khói bụi sẽ chứa hàm lượng lớn kim loại nặng cùng các độc tố có trong dịch chiết rất cao. Vì thế, không nên sử dụng những cây xuyến chi ở khu vực này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!