Tía tô được biết đến là một loại rau thơm có màu tía, y chang tên gọi của nó. Từ lâu, nó đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn khác nhau. Không những thế, tía tô còn là một loại dược liệu tự nhiên, thân thiện với sức khỏe con người, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Vậy, tác dụng của cây tía tô là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của cây tía tô là gì? Cách dùng tốt nhất
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc điểm
Cây tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens var. crispa. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như cây xích tô, cây tử tô, cây tô diệp.
Đây là một loài cây thân thảo, sống hằng năm. Chiều cao trung bình của cây khoảng 0,5 - 1,5m. Thân cây mọc thẳng đứng, có lông.
Lá cây có hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, mọc đối xứng nhau. Phiến lá có chiều dài khoảng 4 - 12cm, chiều rộng khoảng 2,5 - 10cm. Lá có màu tím hoặc xanh tím, trên bề mặt được bao phủ bởi một lớp lông màu tím. Cuống lá ngắn, chỉ dài khoảng 2 - 3cm. Gân lá có màu đỏ tía.
Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Mỗi chùm hoa có chiều dài khoảng 6 - 20cm. Mùa hoa nở thường vào tháng 7 đến tháng 9 hằng năm.
Quả nhỏ, hình cầu, đường kính 1mm, màu nâu nhạt, có mạng. Mùa cây ra quả vào tháng 10 đến tháng 12.
Toàn bộ cây có chứa một loại tinh dầu có mùi hương đặc trưng.
Cách trồng cây tía tô cũng cực kì đơn giản và không quá khó, với những gia đình có ít không gian và diện tích thì có thể trồng loài cây này trong chậu.
Tác dụng của cây tía tô
Theo nghiên cứu, toàn cây tía tô có chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là perilla- andehyt C10H14O, limonen, α- pinen và dihydrocumin C10H14O. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam đã sử dụng tía tô trong nhiều món ăn dân dã hay các bài thuốc với những tác dụng như hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường,...
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, cây tía tô mang đến những công dụng sau:
- Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp: Dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2, hỗ trợ ngăn ngừa sự sinh trưởng của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác hay nó còn có tác dụng điều trị hen suyễn, tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi.
- Chống dị ứng: Lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh: Thành phần Omega-3 trong lá tía tô tương đối cao, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa tốt, tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, Omega-3 còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Điều trị bệnh gout: Trong lá tía tô có chứa 4 loại hoạt chất với tác dụng làm giảm enzym xanthin oxidase - nguyên nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout.
- Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Lá tía tô có tác dụng cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích .
- Điều trị các bệnh về da, làm đẹp da: Lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da cũng như cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả, giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Ngoài ra, vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.
- Hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả: Lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin, có tác dụng nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày, giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.
Một số cách sử dụng
Trong cuộc sống, nấu nước là cách sử dụng tía tô thông dụng và phổ biến nhất.
Để nấu nước lá tía tô, bạn cần chuẩn bị một lượng lá tía tô vừa đủ, đem đi rửa sạch rồi ngâm nước muối. Sau đó, đem đun sôi với 2.5 lít nước lọc rồi bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín. Tiếp tục cho hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội rồi chắt vào bình sạch. Cuối cùng, thêm vào đó 3 lát chanh tươi, đậy nắp lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
Mỗi ngày, bạn lấy nước này ra để uống trước ba bữa ăn chính khoảng 10 - 30 phút để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và ngăn ngừa quá trình hấp thu chất béo của cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng, nước lá tía tô không nên dùng cho những người ra nhiều mồ hôi, cảm nóng, phụ nữ mang thai và trẻ em. Mỗi ngày cũng chỉ nên uống tối đa 3 - 4 cốc nước lá tía tô và cần chia nhỏ thành nhiều lần.
Bên cạnh đó, dưới đây là một số bài thuốc thông dụng từ lá tía tô dựa trên kinh nghiệm dân gian:
- Bài thuốc giải cảm: Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, 3 lát gừng và 2 củ hành đã được thái nhỏ. Cho vào trong bát rồi đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo vào, trộn đều lên để ăn nóng ngay.
- Bài thuốc điều trị chứng đầy hơi, đau bụng: Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, đem đi giã cùng chút muối. Sau đó, đem chắt lấy nước để uống.
- Bài thuốc điều trị tức ngực, khó thở, ho:Chuẩn bị một ít lá tía tô tươi cùng một ít rễ cây dâu đã được bóc trắng. Sau đó, cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống.
Câu hỏi thường gặp
Việc trồng lá tía tô không hề khó. Bạn có thể trồng quanh năm, trên nhiều loại đất khác nhau. Phương pháp trồng tía tô phổ biến nhất là gieo hạt. Chú ý các điều kiện về nước tưới, ánh sáng, dinh dưỡng để cây tía tô có thể phát triển tốt nhất.
Nhìn chung, tía tô không độc. Tuy nhiên, tía tô có thể làm tăng huyết áp, không thích hợp với những người bị huyết áp cao. Ngoài ra, nhiều người bị dị ứng với một số thành phần của tía tô cũng không nên sử dụng, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.