Cây thầu dầu tía hay cây đu đủ tía, cây tỳ ma là một loại cây có vị cay, ngọt, tính bình, được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị bệnh trĩ, ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ, giảm cảm giác đau rát, đồng thời còn có khả năng nhuận trường, giữ ấm. Tuy nhiên, cây thầu dầu có chứa một loại protein độc, có khả năng gây chết người nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy hãy tìm hiểu các bài thuốc chữa bệnh từ cây thầu dầu tía và một số lưu ý khi sử dụng thông qua bài viết dưới đây.
Tác dụng của cây thầu dầu tía (Công dụng & cách dùng)
Đặc điểm cây thầu dầu tía
Cây thầu dầu có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, bên cạnh đó còn xuất hiện ở một số vùng cận nhiệt đới như Himalaya, Ấn Độ. Loại cây này có tên khoa học là Ricinus Communis, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thầu dầu tía là loài cây bụi dạng thân thảo và sống lâu năm. Thân cây nhỏ, có dạng hình trụ, bên trong thân rỗng, có nhiều cành nhỏ. Thân cây và cành cây có màu lục hoặc đỏ tía, trơn nhẵn. Những cành non có màu phấn trắng.
Lá cây thầu dầu tía mọc so le với nhau. Lá to, phần đầu lá nhọn như ngọn giáo, xẻ sâu phân chia thành 7 thùy chân vịt. Hai mép lá có răng cưa, gân lá nổi rõ, hai mặt lá trơn nhẵn, cuống lá dày và dài.
Cây thầu dầu ra hoa vào tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Hoa thầu dầu thường sẽ mọc ở ngọn cây hoặc nách lá. Cụm hoa có những chủy dài, hình tam giác rộng và được bao phủ bởi một lớp màng lông mỏng. Thầu dầu tía là cây đơn tính, chia thành hoa đực có thùy hình bầu dục có rất nhiều nhụy hoa và hoa cái có dạng hình chóp, đôi khi có hình bầu dục.
Vào tháng 4-8, cây sẽ cho ra những quả nang hình trứng có màu lục hoặc màu tím nhạt, có gai mềm và chứa ba hạt ở bên trong. Khi quả chín vỏ sẽ tự tách để giải phóng hạt ra bên ngoài. Hạt quả cây thầu dầu có bề mặt nhẵn bóng, hình bầu dục dẹp, có những đốm đen hoặc xám.
Cây thầu dầu tía là cây ưa sáng, phát triển mạnh ở những nơi nhiều ánh sáng và rộng rãi. Thầu dầu có giá trị sử dụng cao, các bộ phận được sử dụng bao gồm hạt được dùng để ép lấy dầu, lá được dùng làm thức ăn để nuôi tằm hoặc làm phân bón, thân cây có thể sử dụng để làm củi đốt.
Tác dụng của cây thầu dầu
Lá cây có vị ngọt, cay, tính bình, ít độc có tác dụng tiêu thũng bạt độc, có thể thu hái quanh năm nhưng chủ yếu thu vào mùa hè và mùa thu, dùng tươi sau khi thu hoạch. Rễ của cây có vị nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau, được thu vào mùa đông. Hạt thu hoạch vào tháng 4-5. Hạt có vị ngọt, cay, tính bình, có độc sử dụng để tiêu thũng bài nung, bạt độc. Dầu nhân hạt (dầu Thầu dầu) có tác dụng nhuận tràng thông tiện.
Hạt thầu dầu chứa một lượng lớn dầu, khoảng 40-50% là dầu béo. Bên cạnh đó có 25% là chất albuminosid. Ngoài ra hạt thầu dầu còn chứa acid malic đường, muối, cellulose, ricin, các men trong đó có men lipase.
Đọc thêm: Tác dụng của cây mật gấu
Một số bài thuốc từ cây thầu dầu tía
Chữa bệnh trĩ
- Căn bệnh này khiến người bệnh có cảm giác đau rát ở vùng hậu môn và đại tiện khó khăn. Vì vậy có thể sử dụng lá thầu dầu để điều trị bệnh này.
- Nguyên liệu: Một nắm lá thầu dầu tía vừa đủ.
- Thực hiện: Rửa lá thầu dầu với nước sạch để loại bỏ tạp chất bám trên lá. Cho vào nồi đun đến khi đặc lại thì tắt bếp. Sau khi nguội thì sử dụng nước thuốc này để rửa hậu môn.
Làm thuốc để tẩy nhẹ
- Chuẩn bị: 10-30g dầu ép từ hạt cây thầu dầu.
- Thực hiện: Uống vào lúc đói, chỉ cần sau 3-4 giờ là sẽ đi tiêu nhiều lần mà không bị đau bụng. Nếu muốn tẩy mạnh chỉ cần tăng liều dầu hạt thầu dầu lên 30-50g thì sẽ đi đại tiện kéo dài 5-6 giờ liền.
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị táo bón cũng có thể sử dụng vì tác dụng nhuận tràng này không ảnh hưởng co bóp tử cung. Tuy nhiên, không nên sử dụng thường xuyên nếu không sẽ gây ra hiện tượng chán ăn, lưỡi trắng và đôi khi là phát sốt do quá trình tiêu hóa không tốt.
Chữa liệt thần kinh mặt
- Chuẩn bị: 20g trái thầu dầu.
- Thực hiện: Rửa sách để loại bỏ tạp chất. Sau đó giã nát, đắp bã lên phía mặt đối diện mặt bị liệt dây thần kinh. Thực hiện 2-3 lần/ngày, thực hiện thường xuyên và lâu dài để có hiệu quả.
Chữa viêm mũi
- Chuẩn bị: 15-20 trái thầu dầu; 1 quả táo.
- Thực hiện: Táo bóc vỏ. Đem cả hai dược liệu vào chảo sao vàng trên lửa nhỏ đến khi có mùi thơm thì tắt bếp. Đem bọc hỗn hợp trên trong vải mỏng, hơ qua mũi trong vòng 20 phút mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 30 ngày để có hiệu quả.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!