Cây phèn đen là được xem là một trong những vị thuốc vô cùng quý được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Trong cây phèn đen có chữa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về loại dược liệu này cũng như công dụng và một số bài thuốc từ cây phèn đen thông qua bài viết sau đây.
Tác dụng của cây phèn đen
Đặc điểm của cây phèn đen
Cây phèn đen có tên khoa học là Phyllanthus Reticulatus poir, thuộc họ cây thầu dầu - Euphorbiaceae.
Cây phèn đen thuộc loại cây bụi, có chiều cao trung bình khoảng 2-4m. Cành của cây phèn đen nhỏ, khá mảnh và mềm, có màu đen nhạt. Vỏ cây được phủ một lớp lông màu xám và nhẵn.
Phiến lá rất mỏng, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới và hai mặt lá nhẵn không có lông, lá kèm hình tam giác hẹp. Lá cây mọc đơn, cuống lá ngắn.
Hoa mọc ở nách lá, có thể mọc riêng lẻ hoặc xếp từ 2-3 cái hoá tạo thành 1 chùm. Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng và sọc vàng dọc ở cánh hoa.
Quả của cây có hình dạng cầu, mọng nước. Khi còn non thì có màu trắng, dần chuyển sang màu đỏ hồng và khi chín chuyển thành màu đen. Hạt của cây có màu nâu nhạt.
Tác dụng của cây phèn đen
Do trong cây phèn đen có chứa chất flavonoid vì vậy có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Cây phèn đen còn có tác dụng hỗ trợ hạn chế khả năng phát triển của gai xương. Trong cây phèn đen có chất Saponin, một chất có lợi cho xương.
Ngoài ra trong cây còn chứa tanin, ancaloit, phenol, betulin, vitamin A, E, K… có tác dụng tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn.
Do chứa nhiều hoạt chất có lợi nên cây phèn đen cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo đông y, rễ của cây phèn đen có vị chát và mang tính hàn vì vậy có tác dụng trị lỵ, ruột kết hạch, viêm gan. Lá của cây thì dùng để chữa rắn cắn hoặc chữa sốt, phù thũng, bầm do ngã.
Ngoài ra, một số người còn trồng loại cây này để làm cảnh, bởi chúng có nhiều cây đẹp, phát triển mạnh mẽ và dễ chăm sóc.
Một số bài thuốc từ cây phèn đen
Điều trị bệnh xương khớp
- Nguyên liệu: 30g phèn đen khô; 20g lá bưởi bung; 20g rễ cây gấc; 20g cỏ xước.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu tươi rửa sạch với nước và sao vàng, trừ phèn đen khô. Sau đó đem sắc với 2 lít nước trong 2 tiếng đồng hồ. Chia thành 3 phần bằng nhau, uống sau khi ăn 30 phút.
Giảm sưng và máu bầm do chấn thương, tai nạn
- Nguyên liệu: 30g lá phèn đen.
- Thực hiện: Đem giã nát, đắp cả bã và nước lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 30 phút.
Điều trị thủy đậu
- Nguyên liệu: Hái một nắm phèn đen gồm toàn bộ thân, lá và rễ cây
- Thực hiện: Đem rửa sạch các nguyên liệu với nước sau đó đun với 300ml nước. Canh đến khi nước rút còn lại khoảng 1 chén thuốc nhỏ thì tắt bếp. Hòa ½ thìa cà phê muối trắng vào nước sau đó uống.
Tăng cường chức năng thận, thải độc và lợi tiểu
- Nguyên liệu: 20g cây muối; 20g phèn đen; 20g quýt gai; 20g cây nổ.
- Thực hiện: đem các nguyên liệu sắc với 1,5 lít nước đến khi còn lại một nửa thì tắt bếp. Chia lượng thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày.
Điều trị rắn cắn
- Nguyên liệu: một nắm lá phèn đen tươi.
- Thực hiện: Đem giã hoặc nhai nát sau đó đắp vào vết thương bị rắn cắn.
Điều trị lỵ
- Nguyên liệu: 20g vỏ quả lựu; 20g rễ phèn đen.
- Thực hiện: Sao vàng rễ phèn đen sau đó đem sắc với vỏ quả lựu. Chia thuốc thành hai lần dùng. Dùng đều đặn từ 3-7 ngày.
Chữa gai cột sống
- Nguyên liệu: 30g lá lốt; 30g phèn đen khô; 10g rễ gấc; 20g cỏ xước; 20g lá bưởi bung.
- Thực hiện: Đem sao vàng các dược liệu sau đó sắc với 1,5 lít nước trong vòng 2 giờ. Sau khi ăn 30 phút thì uống nước thuốc trên. Chia nước thuốc thành 03 lần dùng.
Hỗ trợ điều trị trĩ
- Nguyên liệu: 1 nắm lá phèn đen, 1 nắm lá bách diệp; 5 lá huyết dụ.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu sao vàng, hạ thổ. Sau đó sắc các nguyên liệu với 800ml nước sạch. Khi nước còn lại 200ml thì tắt bếp. Uống 150ml, phần còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để ngâm rửa trĩ ngày 1-2 lần.
Chữa mụn nhọt mới phát
- Nguyên liệu: Lá phèn đen tươi, củ chuối tiêu.
- Thực hiện: giã nát các nguyên liệu với nhau sau đó đem đắp lên vết mụn nhọt. Thực hiện mỗi ngày một lần để có hiệu quả.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ nên cẩn thận khi sử dụng.
- Cây phèn đen chứa độc tố nhẹ vì vậy chỉ được sử dụng với một liều lượng phù hợp để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Với những người khi sử dụng cây này có biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, hôn mê thì không được tiếp tục sử dụng và phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
- Trong cây phèn đen có chứa một số loại kháng sinh nên có tác dụng đẩy độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy khi sử dụng cây này để chữa nọc độc rắn thì chỉ có tác dụng ngăn không cho độc lan khắp cơ thể và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân nên sau khi đắp bã cây lên vết thương thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
Lưu ý
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.