Nếu là một con người sành ăn, chắc hẳn bạn sẽ biết rằng, lá lốt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chả lá lốt. Lá lốt là một loại rau quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có phải tác dụng của lá lốt chỉ là làm nguyên liệu chế biến thực phẩm hay không? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của cây lá lốt (không ngờ đến)
Đặc điểm cây lá lốt
Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu. Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm.
Thân cây có rãnh dọc, được chia thành nhiều đốt nhỏ với chiều cao trung bình khoảng 30 – 40cm.
Lá có hình trái tim màu xanh đậm, mọc so le nhau, mặt lá trơn bóng. Trên mặt lá có 5 – 7 gân chính tỏa ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ ôm lấy phần thân.
Hoa chủ yếu mọc thành cụm từ nách lá, có màu trắng và thường lâu tàn.
Quả của lá lốt là quả mọng, bên trong có chứa một hạt.
Cây lá lốt rất dễ nhận biết bởi một mùi thơm vô cùng đặc trưng.
Trong tự nhiên, cây lá lốt thường mọc hoang dại ở trong rừng hay những nơi ẩm ướt như bờ sông, bờ suối. Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở khắp cả nước từ Bắc vào Nam.
Tác dụng của lá lốt
Trong cuộc sống, lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn như các món canh, nướng, xào, rán,…
Ngoài việc là một loại nguyên liệu cho các bữa ăn hằng ngày, thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, lá lốt còn là nguyên liệu trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Lá lốt có tính ấm, vị nồng và hơi cay. Chính vì thế, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng lá lốt để điều trị các chứng phong, hàn, thấp và tê bại chân tay hay các chứng rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng và chảy mồ hôi.
Trong dân gian, người ta có thể sử dụng riêng lẻ lá lốt hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác như cỏ xước (tác dụng của cây cỏ xước),… để sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa trị các bệnh về xướng khớp, ra mồ hôi tay chân,…
Một số cách sử dụng lá lốt
Sử dụng lá lốt ngâm chân
Trước hết, bạn cần chuẩn bị 30g lá lốt tươi, đem đi rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, cho vào 1 lít nước rồi đun sôi khoảng 3 phút. Cuối cùng, cho vào thêm ít muối, để nguội bớt sao cho nước vẫn còn ấm rồi ngâm hai bàn tay, hai bàn chân đến khi nước nguội. Thực hiện điều này 1 lần mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng lá lốt để ngâm rượu
Bạn cần chuẩn bị 200g rễ cây lá lốt. Đem ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 10 phút, rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo. Sau đó, đem cắt rễ cây lá lốt ra thành khúc ngắn rồi cho vào bình thủy tinh. Cuối cùng, đổ ngập rượu trắng vào rồi đậy kín nắp. Ngâm ít nhất 1 tháng.
Mỗi lần sử dụng, lấy 1 ít rượu rễ cây lá lốt thoa lên vùng xương khớp bị đau rồi nhẹ nhàng massage trong vòng 10 – 15 phút. Thực hiện việc này đều đặn mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần đến khi tình trạng đau nhức được cải thiện.
Cách làm chả lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm: 400g thịt heo (thịt vai); 1 quả trứng gà; 200g lá lốt tươi; 3 củ hành tím; 200ml dầu ăn; 1 muỗng canh nước mắm; 1 ít gia vị thông dụng (hạt nêm/bột ngọt/tiêu xay/muối).
Cách thực hiện:
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch thịt heo rồi để ráo, cắt thành từng miếng nhỏ.
Rửa sạch lá lốt, chọn những lá đẹp. Những lá xấu hoặc bị rách thì cắt nhỏ ra.
Lột vỏ và cắt lát mỏng hành tím.
Bước 2. Xay và ướp thịt
Xoay nhuyễn thịt heo rồi đổ ra bát, trộn đêu cùng quả trứng gà, lá lốt cắt nhuyễn, hành tím cắt lát, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu xay.
Ướp thịt trong khoảng 15 phút để ngấm gia vị.
Bước 3. Cuốn và chiên chả lá lốt
Sử dụng những lá lốt to, đẹp, không bị rách để cuốn chả. Thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu.
Sau đó, cho dầu vào chảo rồi làm nóng dầu ở lửa vừa. Khi dầu nóng thì cho từng cuộn chả lá lốt vào chiên khoảng 5 phút. Khi vàng 1 mặt thì bạn lật sang mặt còn lại. Chiên trong khoảng 3 phút nữa là được.
Bước 4. Trang trí thành phẩm
Cho chả lá lốt thành phẩm ra dĩa, có thể trang trí cho món ăn thêm sinh động.
Câu hỏi thường gặp
Cây lá lốt thuộc loại cây dễ trồng. Bạn hoàn toàn có thể trồng nó trong thùng xốp. Phương pháp nhân giống lá lốt phổ biến nhất là giâm cành. Bạn cần chọn những cây già, có sức sống tốt để làm giống.
Thông thường, nếu được chăm sóc tốt là khoảng 1 tháng sau khi trồng, bạn đã có thể thu hoạch lá lốt. Khi thu hoạch, bạn cần lưu ý không nên thu hoạch những búp với lá chưa ổn định.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Mặc dù mang đến nhiều công dụng tuyệt vời nhưng vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng lá lốt, bao gồm những người bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón. Lý do là do lá lốt có vị cay, tính ấm nên dễ bị kích ứng niêm mạc dạ dày khi sử dụng, khiến tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.
Liều lượng sử dụng lá lốt là điều mà bạn cũng cần lưu ý. Thông thường, trung bình mỗi ngày, một người chỉ nên dùng từ 50 – 100g lá lốt. Không nên sử dụng quá nhiều lá lốt, có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, uể oải,…
Bên cạnh đó, khi sử dụng lá lốt để chữa đau nhức xương khớp, bạn cũng cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng và kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được hiệu quả cao nhất. Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Sử dụng bài thuốc từ lá lốt chỉ mang tính hỗ trợ chứ chưa thực sự giải quyết nguyên nhân. Nếu áp dụng không thấy hiệu quả thì cần ngưng sử dụng và đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Việc sử dụng lá lốt có thể mang lại một số tác dụng không mong muốn. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa (như khó tiêu, đầy bụng,…)Lưu ý
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.