Ngưu bàng tử là một loại dược liệu vô cùng “nổi tiếng” trong Y học cổ truyền. Thực ra, ngưu bàng tử có cái tên “độc lạ” vậy thôi chứ đây lại là phần quả đã chín hoặc đã được phơi khô của cây ngưu bàng. Vốn được sử dụng từ lâu đời, tuy nhiên, nhiều người vẫn sẽ có những điều chưa biết về loại dược liệu này, đặc biệt là về tác dụng của nó. Vậy, sau đây, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu xem thử ngưu bàng tử là gì, có tác dụng ra sao trong bài viết dưới đây nhé!
Ngưu bàng tử là gì? Có tác dụng gì? Công dụng như thế nào?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Ngưu bàng tử là gì?
Tên khoa học của cây ngưu bàng là Arctium lappa Linn. Đây là một loại thực vật thuộc họ cúc, được xếp vào những loại cây thuốc quý, sống hằng năm. Một số cây có thể sống được 2 năm. Chiều cao trung bình của cây là khoảng 1 - 1,5m và được phân thành nhiều cành.
Lá của cây ngưu bàng có hình tim, kích thước khá to với đường kính lá khoảng 40 - 50cm. Lá mọc so le, thành hình hoa thị ở gốc, cuống lá dài, mặt lá dưới được bao phủ bởi nhiều lông trắng.
Hoa của ngưu bàng mọc ở đầu cành, đường kính khoảng 2 - 4cm. Cánh hoa có màu hơi tím. Thông thường, mùa hoa nở thường diễn ra vào tháng 6 đến tháng 7 hằng năm. Hoa tàn thì xuất hiện quả ngưu bàng, kích thước khá bé, màu xám nâu. Mùa cây ra quả thường diễn ra vào tháng 7 đến tháng 8 hằng năm.
Cây ngưu bàng mọc ngoài tự nhiên khá hiếm. Nguồn cung cấp ngưu bàng chủ yếu từ việc gieo trồng. Đến mùa thu hoạch, khi quả ngưu bàng đã chín thì thu hái về và đem phơi khô. Trong quá trình thu hái thì cần đeo găng tay để tránh việc bị gai của quả đâm vào.
Như đã đề cập ở phần mở đầu, ngưu bàng tử chính là phần quả đã chín hoặc đã được phơi khô của cây ngưu bàng. Ngoài ra, nó còn được gọi bằng những cái tên khác như tiện khiên ngưu, đại đao tử, hắc phong tử, lệ thực,...
Ngưu bàng tử có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu, ngưu bàng tử có chứa chất béo, glycosid, lappin (khi thủy phân bằng axit nhẹ sẽ thu được acetogenin và glucose). Thành phần chủ yếu của các chất béo trong ngưu bàng tử là các dạng của axit panmitic, axit stearic và axit oleic.
Theo Y học cổ truyền, ngưu bàng tử có vị đắng, cay, tính hàn, quy vào kinh phế và vị, có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, nhuận tràng và làm giảm glucose trong máu. Chính vì thế, vị thuốc này vô cùng thích hợp cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Trong Y học hiện đại, ngưu bàng tử thường được sử dụng để điều trị những bệnh ngoài da (như lở loét, mụn trứng cá, hắc lào) hay để điều trị các bệnh như tê thấp, đau và nhức xương khớp.
Một số bộ phận khác của cây ngưu bàng như rễ, lá và thân non cũng mang đến những tác dụng nhất định. Nếu bị rắn độc cắn hay côn trùng đốt, bạn có thể lấy lá, thân non hoặc rễ của cây ngưu bàng đem đi giã nhỏ rồi đắp vào vết thương.
Một số bài thuốc phổ biến từ ngưu bàng tử
Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể có chứa dược liệu ngưu bàng tử mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc cho trẻ con bị nóng sốt, tắc cổ họng: Chuẩn bị 5g ngưu bàng tử sao vàng cùng 1g kinh giới tuệ, 2g cam thảo. Đem những nguyên liệu này sắc với 200ml nước cho đến khi còn 50ml thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống.
- Bài thuốc điều trị cảm mạo phong nhiệt, miệng khô: Chuẩn bị 12g ngưu bàng tử cùng 5g bạc hà và 6g thuyền thoái. Đem những nguyên liệu này sắc với nước để uống, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc làm giảm đau rát họng: Chuẩn bị 16g ngưu bàng tử, 12g đại hoàng, 12g phòng phong, 8g kinh giới tệ, 4g bạc hà và 4g cam thảo. Tiến hành sắc uống, mỗi ngày uống 1 thang.
- Bài thuốc điều trị thủy thũng, tay chân phù nề: Chuẩn bị 80g ngưu bàng tử sao vàng rồi đem tán thành bột. Mỗi ngày sử dụng khoảng 8g, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc điều trị phát ban, mụn nhọt: Chuẩn bị 16g ngưu bàng tử cùng 8g kinh giới tuệ, 4g bạc hà, 8g tiền hồ, 12g hạnh nhân, 12g cát căn, 12g liên kiều, 8g cát cánh. Đem những nguyên liệu trên sắc với nước để uống.
- Bài thuốc làm dịu cơn ho, tiêu đờm: Chuẩn bị 12g ngưu bàng tử, 12g kinh giới và 4g cam thảo, đem sắc lấy nước để uống.
Câu hỏi thường gặp
Những đối tượng không được sử dụng ngưu bàng tử bao gồm: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; Bệnh nhân sắp tiến hành phẫu thuật, việc sử dụng ngưu bàng tử có thể gây chảy máu trong và sau khi phẫu thuật; Bệnh nhân bị tiểu đường hay bị tiêu chảy; Người bị yếu sinh lý.
Để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc có ngưu bàng tử.
Ngưu bàng tử hoàn toàn có thể sử dụng dưới dạng nước trà. Không những thế, đây là một loại trà chứa nhiều khoáng chất, vô cùng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc uống nhiều trà ngưu bàng lại không hề tốt cho sức khỏe. Bạn cần chú ý vấn đề này, tránh lạm dụng, có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.