Hiện nay, cỏ linh lăng được sử dụng làm thuốc và có nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống của con người. Chúng là dược liệu đã có từ rất lâu đời và được nhiều người biết đến. Chúng được xem như một dạng thức ăn cho người và có thể chế biến thành thức ăn cho vật nuôi và còn có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Vậy cỏ linh lăng là gì? có tác dụng như thế nào? Dưới đây là những thông tin mà chuyên gia tại Wikifarm chia sẻ tới mọi người, để mọi người có thể nắm bắt được những thông tin chi tiết nhất.
Cỏ linh lăng là gì? Có tác dụng như thế nào? Các trồng ra sao?
Cỏ linh lăng là gì? Có tác dụng như thế nào?
Cỏ linh lăng là một loài cỏ có kích thước cũng khá nhỏ, chúng là loài thuộc họ đậu và xuất hiện ở các nước Trung Á. Nhiệt độ thích hợp để chúng sống được dao động từ 20 - 30 độ C nên vùng sinh sống cũng rộng, thường sống được ở tất cả các nơi. Chúng được xem như là nữ hoàng của những loài cỏ bởi vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa các chất canxi cùng với vitamin, protein thực vật... Cỏ linh lăng còn có công dụng khác chính là được trồng để làm thức ăn cho một số gia súc và cả gia cầm, đặc biệt là ở vùng núi. Chúng còn có thể thích hợp sống ở tất cả các mùa trong năm mà không bị giới hạn. Không những thế, từ lâu thì cỏ linh lăng còn được sử dụng để làm thuốc chữa trị một số bệnh gan và thận.
Cỏ linh lăng có khá nhiều công dụng tốt, trong cây linh lăng có chứa nhiều loại vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, cỏ linh lăng còn có công dụng hỗ trợ bệnh về bàng quang, tuyến tiền liệt và một số bệnh về xương khớp. Để sử dụng cỏ linh lăng, có khá nhiều lựa chọn để dùng chúng. Những dạng thường được dùng chính là phần mầm, lá hay kể cả hạt linh lăng. Mầm linh lăng còn có thể được dùng để kết hợp làm món salad rất ngon và được ưa chuộng, được xem như một loại rau mầm làm thức ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cỏ linh lăng để pha trà uống mỗi ngày đều được.
Cỏ linh lăng còn có thể giúp giảm lượng cholesterol, mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt nhưng lượng calo của chúng lại rất ít. Điều này được thí nghiệm nghiên cứu trên động vật như chuột và khỉ. Cỏ linh lăng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể một cách đáng kể. Bên cạnh đó thì cỏ linh lăng còn có thể ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Chúng hỗ trợ tăng tăng lượng insulin và giảm đường huyết cho người sử dụng. Bên cạnh đó, trong cỏ linh lăng cũng có chất phytoestrogen, giúp cho chị em phụ nữ giảm những tác động tiêu cực của quá trình mãn kinh. Không những thế, cỏ linh lăng còn có công dụng tuyệt vời làm chậm quá trình oxy hóa.
Trồng cỏ linh lăng như thế nào?
Hiện nay, do có nhiều công dụng tốt nên nhiều người muốn trồng cây cỏ linh lăng. Bạn có thể trồng cỏ linh lăng bằng hạt, nếu chỉ để lấy mầm thì bạn trồng với số lượng ít hơn và có thể trồng trong các chậu, khay nhỏ có sẵn ở nhà. Bạn cũng cần cung cấp các điều kiện cần thiết cho chúng sinh trưởng như nước, ánh sáng, độ ẩm… để trồng chúng. Cũng có người chỉ trồng cỏ linh lăng đến giai đoạn cỏ mầm thì dùng làm thức ăn chứ không trồng và đợi đến khi chúng trưởng thành rồi mới thu hoạch.
Không những thế, nếu muốn trồng nhiều hơn để sử dụng thì bạn cũng có thể trồng ở đất vườn hay bất kỳ nơi nào có đất thích hợp. Có thể trồng bằng cỏ giống rồi chăm sóc chúng. Trong quá trình chăm sóc cỏ linh lăng, bạn có thể bón thêm phân để tăng độ dinh dưỡng cho cỏ, đồng thời thu hoạch được cỏ linh lăng tươi tốt nhất.
Trước khi trồng cỏ linh lăng, bạn nên chú ý nhiệt độ, không nên để đất quá ướt hay đất quá khô rồi trồng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần diệt cỏ dại trước khi trồng để tránh ảnh hưởng đến cỏ linh lăng. Loại phân thường được bón cho chúng nhất là phân NPK và phân chuồng. Thông thường thời gian thu hoạch cỏ linh lăng là từ 3 - 5 tháng. Bạn cũng có thể theo dõi và quan sát bằng mắt thường để canh sao cho thời gian thu hoạch chuẩn nhất. Độ cao trung bình mà cỏ linh lăng có thể được thu hoạch rơi vào 20 - 50 cm. Bạn có thể sử dụng chúng trực tiếp để làm thức ăn cho động vật, làm thuốc hay sấy khô, chế biến thành những dạng thành phẩm khác đều được. Để đảm bảo được độ non, độ ngon thì bạn cần thu hoạch chúng trước giai đoạn ra hoa để đảm bảo cây đủ lớn nhưng không quá già cỗi, cũng không quá non mà vừa đạt chuẩn để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Về bài viết này
Trần Hùng
Chuyên gia
Tôi là Trần Hùng một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi chim cảnh tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc các loại chim cảnh sinh sản tôi tự tin chia sẻ đến quý bạn đọc những bài viết hữu ích.
Ngoài việc nuôi chim cảnh, mình còn tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến việc chăm sóc cá cảnh. Mong muốn của mình là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đến cộng đồng. Thông qua trang WikiFarm, mình muốn xây dựng những bài viết chất lượng, chi tiết gửi đến những người có đam mê bộ môn nuôi cá cảnh. Đóng góp những thông tin hữu ích, giúp mọi người có được những kiến thức chăm sóc cá cảnh được tốt hơn.