Nếu bạn có dịp lên thăm các tỉnh vùng núi Tây Bắc của nước ta, bạn sẽ rất dễ dàng một loài cây có tên là yên bạch bởi nó mọc dại rất nhiều bên ngoài tự nhiên. Cũng theo những kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc H'Mông nơi đây, nếu đi rừng mà bị thương gây chảy máu, bạn có thể lấy lá cây yên bạch vò nát rồi đắp vào sẽ có tác dụng cầm máu và làm lành vết thương. Vậy bạn đã biết gì về tác dụng của cây yên bạch hay chưa? Nếu chưa thì bạn có thể tìm hiểu thực hư về tác dụng của loài cây này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cây yên bạch là cây gì? Có tác dụng như thế nào?
Cây yên bạch là cây gì?
Cây yên bạch có tên khoa học là Chromolaena odorata. Người ta còn gọi nó bằng những cái tên khác như cây bớp bớp hay cây cỏ lào.
Loài thực vật này có kích thước nhỏ, vừa phải với chiều cao trung bình khoảng 1 - 2m. Thân cây tròn, có nhiều cành phân ngang. Vỏ thân được bao phủ bởi một lớp lông mịn màng, có màu nâu nhạt cùng các rãnh nhỏ.
Lá cây có hình khá giống hình tam giác, chiều dài khoảng 6 - 10cm, mọc đối xứng nhau và có mùi hơi hắc. Cả hai mặt lá cũng được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Mép lá có răng cưa, cuống lá ngắn, chiều dài khoảng 1 - 2cm.
Hoa của yên bạch có màu vàng lục, mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa có mùi thơm nhẹ. Hoa tàn thì quả hình thoi, có lông ở 5 cạnh xuất hiện. Mùa hoa thường diễn ra vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 hằng năm.
Cây yên bạch ưa ánh sáng và vô cùng dễ tính, có thể thích nghi với mọi loại đất.
Cây yên bạch có tác dụng như thế nào?
Dược tính của cây yên bạch chủ yếu tập trung ở phần lá và phần rễ. Bên cạnh đó, bạn có thể thu hoạch loại dược liệu này quanh năm.
Theo nghiên cứu, thành phần hóa học của yên bạch có chứa tinh dầu cùng tannin, flavonoid, coumarin, alkaloid,...
Yên bạch có tính ấm, có mùi thơm cùng vị đắng. Những tác dụng mà yên bạch mang lại bao gồm:
- Điều trị táo bón.
- Tác dụng cầm máu, làm lành vết thương một cách nhanh chóng, giảm hoại tử da.
- Tái tạo mô, làm liền sẹo.
- Tác dụng kháng khuẩn, ức chế một số loại vi khuẩn (như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,...)
- Điều trị đau nhức xương khớp.
- Điều trị các bệnh về răng miệng (như viêm lợi, sâu răng,...)
- Phòng và trị đỉa cắn.
Một số bài thuốc chữa bệnh
Dưới đây, bạn có thể tham khảo danh sách một số bài thuốc chữa bệnh từ cây yên bạch mà chúng tôi tổng hợp được dựa trên các kinh nghiệm dân gian.
- Bài thuốc điều trị táo bón, tiêu chảy: Chuẩn bị vài ngọn cây yên bạch tươi, đem đi rửa sạch rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho thêm một ít muối trắng để cho người bệnh nuốt toàn bộ cả bã.
- Bài thuốc điều trị đau mắt: Chuẩn bị một ít ngọn cây yên bạch tươi, rửa sạch rồi giã nát trong bát. Trộn chung vài miếng băng gạc rồi hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau đó, rửa sạch mắt với nước muối loãng. Tiến hành đắp lên mắt phần bã cây yên bạch vừa hấp. Cứ khoảng 12 giờ thì thay một lần.
- Bài thuốc cầm máu khi bị đỉa cắn: Chuẩn bị một ít lá cây yên bạch tươi, vò nhẹ rồi xát vào vết thương. Điều này sẽ giúp bạn cầm máu.
- Bài thuốc điều trị vết thương phần mềm, vết bầm tím, điều trị bong gân: Chuẩn bị một nắm lá cây yên bạch, đem đi rửa sạch rồi vò nát đắp vào vết thương hay chỗ bị bong gân.
- Bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp: Chuẩn bị 8g yên bạch tươi cùng 12g khoan cân đằng. Đem những nguyên liệu trên sao vàng rồi sắc lấy nước để uống.
- Bài thuốc điều trị tiêu chảy: Chuẩn bị 12g cây yên bạch, sắc lấy nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày. Có thể cho thêm đường để uống cùng.
- Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Chuẩn bị 20g cây yên bạch, 30g lá khôi, 20g dạ cẩm cùng 5g tam thất nam. Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống hằng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Câu hỏi thường gặp
Cây yên bạch vẫn chứa một ít độc tố. Nếu lạm dụng, sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng yên bạch của mỗi người là khác nhau. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này. Chú ý theo dõi tình trạng của bản thân, nếu xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn thì cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến cơ sở y tế để thăm khám.
Thông thường, yên bạch được sử dụng dưới dạng tươi. Bạn cần chú ý rửa sạch dược liệu, tránh bụi bẩn bám vào. Trong trường hợp sử dụng dưới dạng khô, bạn cần bảo quản ở trong hộp hoặc túi kín, ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh để ở những nơi ẩm ướt, có thể làm dược liệu bị mốc, hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!