Nghe đến tên cây tầm gửi, người ta nghĩ ngay đến loại cây sống ký sinh cùng với loài cây khác. Thông thường thì cây tầm gửi sẽ sống bám vào các loại cây thân gỗ cao lớn và sinh sôi, phát triển. vậy cây tầm gửi là cây gì? có tác dụng gì? Cây tầm gửi có phải là loài thuốc nam dùng để chữa bệnh hay không? Hãy tìm hiểu vấn đề này cùng chúng tôi ngay nhé!
Cây tầm gửi là cây gì? Cây tầm gửi có tác dụng gì? Cách sử dụng
Cây tầm gửi là cây gì? có tác dụng gì?
Cây tầm gửi hay còn có được biết đến với tên là cây chùm gửi. Chúng sống bám vào các loại cây như cây mít, cây xoài, cây me… Đối với các cây chủ khác nhau thì loại tầm gửi cũng khác nhau, đồng thời những đặc điểm cũng như công dụng của chúng cũng sẽ khác nhau. Cây tầm gửi là loại cây thuộc họ dây leo, có rễ bám vào thân cây để sinh sống. Chúng sinh trưởng bằng hình thức dùng rễ hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ để lớn lên. Lá của cây tầm gửi có hình bầu dục, có khi mọc đối xứng cũng có khi lại mọc thành cụm. Tùy vào loại cây tầm gửi mà có thể ra hoa là lưỡng tính hoặc đơn tính. Chúng thường ra hoa, kết quả vào tầm từ tháng 8 cho đến tháng 10.
Cây tầm gửi sinh sống chủ yếu ở khu vực châu Á, chúng phân bố ở Việt Nam, Campuchia, Lào… Đối với nước ta, tầm gửi được tìm thấy nhiều nhất ở một số khu rừng các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung.
Cây tầm gửi được sử dụng làm thuốc Đông y từ rất lâu trước đây. Tác dụng của chúng là dùng để chữa trị các loại bệnh đau nhức, phong thấp hay giúp huyết áp hạ xuống…
Các loài tầm gửi khác nhau thì công dụng chúng cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể được hiểu như sau:
- Cây tầm gửi ký sinh trên cây dâu: Đây là loại phổ biến dễ bắt gặp nhất. Chúng còn được biết đến với tên là tang ký sinh. Công dụng của loại tầm gửi này chính là bổ gan, thận, phòng ngừa phong thấp. Ngoài ra, tang ký sinh còn có công dụng giúp tạo máu. Để sử dụng được thì có thể cắt ra, phơi khô rồi sắc lên để uống.
- Cây tầm gửi ký sinh trên cây chanh: Chúng có tác dụng dùng để điều trị chứng ho khan, ho có đờm. Để phát huy tối đa công công dụng, bạn có thể kết hợp cùng với một số vị thuốc trị ho khác để nâng cao công dụng của chúng.
- Cây tầm gửi ký sinh trên cây dẻ: Chúng có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về viêm họng, thấp khớp và một số bệnh khác về da.
- Cây tầm gửi ký sinh trên cây mít: Thường thì cây tầm gửi ký sinh trên cây mít sẽ có thể dùng để điều trị sốt rét.
- Cây tầm gửi ký sinh trên cây xoan: Chúng có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường ruột như táo bón…
- Cây tầm gửi ký sinh trên cây táo: Bạn có thể kết hợp chúng cùng với củ sả và chuối hột để chữa trị kiết lỵ ra máu.
- Cây tầm gửi sống ký sinh trên cây gạo: Chúng có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan và thận.
Cách sử dụng nguyên liệu từ cây tầm gửi
Bạn có thể sử dụng cây tầm gửi khô hoặc tươi để làm bài thuốc điều trị bệnh. Nếu dùng tầm gửi tươi, bạn nên chọn những loại có thân giòn, lá xanh mướt và tươi tốt. Còn nếu bạn sử dụng tầm gửi khô, hãy lựa chọn những loài còn giữ được mùi thơm đặc trưng để đảm bảo chúng vẫn còn giữ được chất dược tính.
Để có thể sử dụng cây tầm gửi, bạn có thể chế biến theo những phương thức như sau:
- Cây tầm gửi pha trà: Bạn có thể cho ít cây tầm gửi khô vào ấm trà, sau đó đổ nước đun sôi vào. Đợi đến khi trà ra chất và ấm hơn thì rót ra ly để uống.
- Cây tầm gửi sắc thuốc: Với cách này bạn có thể kết hợp thêm những loại dược liệu khác, sau đó đun lên lấy nước uống.
- Cây tầm gửi ngâm rượu: Để ngâm rượu, bạn có thể sử dụng rượu trắng. Tùy vào mục đích ngâm mà bạn có thể sử dụng rượu có nồng độ thích hợp. Bạn có thể cắt khúc tầm gửi và xếp chúng vào đáy bình, sau đó bạn đổ rượu vào cho đến khi đầy bình. Đợi cho đến vài ngày cho tầm gửi ra chất thì bạn có thể rót để uống. Mỗi lần bạn chỉ uống khoảng nửa đến 1 ly để tốt cho sức khỏe hay điều trị bệnh.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.