Cây sắn thuyền là cây gì? Có tác dụng gì và cách trồng như thế nào? là những câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Từ xa xưa, cây sắn thuyền được xem là một loại dược liệu được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về cây sắn thuyền nhé!
Cây sắn thuyền là gì? Có tác dụng gì? Cách trồng như thế nào?
Cây sắn thuyền là cây gì?
Cây sắn thuyền có dáng thẳng, hình trụ, chiều cao tối đa có thể đạt được khoảng 15m. Cây có nhiều cành. Cành cây sắn thuyền nhỏ, dài và nhiều. Vỏ cây sắn thuyền có màu nâu nhạt, sần sùi.
Cây sắn thuyền có nhiều lá. Lá cây sắn thuyền mọc đối xứng nhau. Phiến lá hình mác, nhọn ở góc, dài khoảng 6 - 9cm. Lá có màu đen nhạt khi bị khô, phía dưới có màu nhạt hơn so và có những điểm hạch hình điểm.
Cây sắn thuyền cũng có hoa. Hoa mọc xen kẽ lá rụng hoặc chưa rụng. Chùy hoa dài khoảng 2 - 3cm, mọc thành nhóm. Nụ hoa có hình dạng giống như hình cầu dài khoảng 3 - 4mm. Quả cây sắn thuyền xuất hiện vào mùa thu, quả mọc thành chùm như chùm hoa vối. Khi chín, quả có màu tím đỏ, hơi ngọt xen lẫn vị chát. Lá non của cây sắn thuyền có thể ăn sống kèm với những loại rau thơm khác hoặc dùng để làm gỏi.
Cây sắn thuyền có tác dụng gì?
Cây sắn thuyền mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Lá sắn thuyền đập dập, trộn với muối hoặc nước có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn như Bacillus proteus, Pyogenes và Staphylococcus aureus.
Lá sắn thuyền tươi nghiền nhỏ đắp lên các vết thương sẽ giúp những vết thương này chóng lành, hạn chế nhiễm trùng. Bột lá sắn thuyền cũng có tác dụng tương tự.
Một số bài thuốc sử dụng cây sắn thuyền
Hiện nay, trong y học, cây sắn thuyền được xem là một loại dược liệu và được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng cây sắn thuyền.
Hạn chế nhiễm trùng và làm lành vết thương phần mềm
Cách 1: Vết thương sau khi được cầm máu và sát trùng, bạn tiến hành sơ chế lá sắn thuyền tươi bằng cách bỏ cuống, rửa sạch, vò nát rồi đắp lên vết thương và dùng gạc y tế để băng lại. Bạn tiến hành thay băng sau hai ngày.
Cách 2: Cách khác đó là sử dụng lá sắn thuyền đã sơ chế sạch phơi khô rồi nghiền nhỏ. Lá sau khi nghiền đem rây qua cho mịn, rồi rắc lên vết thương không cần phải băng lại như cách thứ nhất. Cách này phù hợp với thời điểm khí hậu nắng nóng.
Điều trị tình trạng tiêu chảy và sốt
Nguyên liệu:
- 50g lá sắn thuyền
- 150g sắn dây
- 100g nam mộc hương
- 1 hoa chiếu tiêu
- 100g hạt dành dành
Cách làm: Tán nhuyễn sắn thuyền, sắn dây và mộc hương, thái lát hoa chuối tiêu rồi đem phơi nắng. Khi hoa chuối tiêu khô thì bạn tán nhuyễn thành bột. Đem bột vừa tán rây qua rây cho bột mịn.
Liều lượng
- Người lớn: 100g/ngày, 2 lần/ngày
- Trẻ em: từ 50g/ngày, 2 - 3 lần/ngày tùy theo độ tuổi
Giảm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Nguyên liệu: Một nắm lá sắn thuyền non
- Cách làm: Giã nát lá sắn thuyền rồi đun sôi với nước.
- Liều lượng: Uống 2 lần/ngày, sử dụng liên tục 2 - 3 ngày.
Điều trị bệnh bạch đới
- Nguyên liệu: 30g mỗi loại vỏ sắn thuyền, rễ cỏ tranh và búp ổi.
- Cách làm: Sắc các nguyên liệu này với nước.
- Liều lượng: Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 3 lần uống, sử dụng liên tục 5 - 7 ngày.
Giảm tình trạng đau họng
- Nguyên liệu: Một nắm lá sắn thuyền và lá nhọ nồi, 20ml mật ong.
- Cách làm: Rửa sạch và nghiền nhỏ cả hai lá. Sau đó, bạn vắt lấy nước và cho thêm 20ml mật ong vào khuấy đều.
- Liều lượng: Trước khi đi ngủ, bạn ngậm trong miệng sau đó súc sạch miệng rồi đi ngủ.
Cách trồng cây sắn thuyền như thế nào?
Cây sắn thuyền là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền từ thời xa xưa đến hiện nay. Cây sắn thuyền khá dễ trồng. Bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng cây cảnh hoặc xin cây giống từ những gia đình đã có trồng cây trước đó.
Sau khi có cây giống, bạn tiến hành đào một hố đất sâu khoảng 30 - 40cm rồi đặt cây xuống sao cho cây thẳng đứng. Bạn lấp đất lại và nén chặt xung quanh góc để giúp cây đứng thắng. Sau đó, bạn bổ sung cho cây một ít nước giúp ẩm đất. Khi mới trồng cây, bạn thường xuyên kiểm tra độ ẩm và độ thoát nước để tránh tình trạng cây thiếu nước hoặc thừa nước nhé! Bạn có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng việc bón thêm phân cho cây định kỳ, lưu ý hãy để cho rễ cây phát triển rồi hãy bón phân. Vì nếu rễ cây chưa phát triển, bạn bón phân sẽ khiến rễ cây quá nóng, gây ra tình trạng chết rễ.
Bạn nên chọn đất trồng có nhiều chất dinh dưỡng và nơi trồng không có nhiều ánh nắng quá gắt. Như vậy, cây con sẽ nhanh chóng bén rễ và phát triển tốt hơn. Bạn nên loại bỏ những lá hư hỏng, bị sâu để không lây lan sang những lá khác của cây. Việc cắt tỉa những bộ phận đã hư hỏng giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng nuôi những bộ phận khác tốt hơn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!