Chắc hẳn trong chúng ta thì hầu hết mọi người đều đã từng nghe hay đã biết đến cây nhọ nồi rồi đúng không ? đây là loại cây đã được sử dụng bởi người Việt Nam từ thời xa xưa và cây nhọ nồi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, đến bây giờ cây nhọ nồi dần dần ít được biết đến hơn và cũng ít được sử dụng nhiều như trước. Để tìm hiểu về cây nhọ nồi và các thông tin xung quanh nó như tác dụng hay cây mọc ở đâu,... mời các bạn đến với các nội dung sau.
Cây nhọ nồi là cây gì? Mọc ở đâu và có tác dụng gì?
Cây nhọ nồi là cây gì?
Cây nhọ nồi còn có các tên gọi khác như cỏ mực, cây hạ liên,... cây nhọ nồi họ cúc, và thuộc loại cây thân thảo, cây nhỏ, thấp mọc thành nhiều nhánh. Cây nhọ nồi cao khoảng 40cm, thân cây có 1 lớp lông bao phủ và có màu đỏ hoặc lục, Lá cây mọc theo kiểu đối xứng, lá cây nhỏ, thuôn dài, đầu lá nhọn, Lá nhọ nồi màu xanh hơi n ngả xám, sờ vào thấy thô và ráp, ở phần gần gốc thì có thể lá sẽ có lông nhẹ ở 2 mặt còn ở ngọn thì không có lông. Lá nhọ nồi mọc khá đặc biệt khi từ cành phát triển các lá thẳng lên luôn chứ không mọc cuống như các loại cây phổ biến khác.
Hoa của cây nhọ nồi cũng không có cuống mà mọc thành một cụm hoa trắng, hoa nhọ nồi nhỏ, trành hoa có dạng xếp ly.
Quả nhọ nồi rất nhỏ, chỉ dài khoảng 3milimet, màu đen hoặc nâu.
Cây nhọ nồi mọc ở đâu?
Cây nhọ nồi thường mọc hoang ở nhiều nơi như vườn, bờ ruộng hay ven đường,... nhưng nếu để ý thì những chỗ cây nhọ nồi mọc lên đều là những nơi ẩm ướt. Nhọ nồi còn mọc ở các chỗ như bờ ao, chỗ bùn, những nơi ngập, đọng nước lâu,...
Vì mọc hoang ở nhiều nơi nên có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này để mang về sử dụng hoặc trồng,... nhưng do chỉ mọc ở những nơi ẩm ướt nên các tỉnh thành ở những vùng nhiều nắng, ít mưa thường không có nhiều cây nhọ nồi.
Nếu có vườn thì có thể mang cây nhọ nồi trồng để tiện có sẵn mỗi khi cần sử dụng.
Có thể dùng cây nhọ nồi tươi để sử dụng hoặc mang đi sấy khô rồi bảo quản trong túi kín rồi cất nơi khô ráo, thoáng khí.
Cây nhọ nồi có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?
Như đã nói cây nhọ rồi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Các cụ từ ngày xửa ngày xưa đã sử dụng cây nhọ nồi để chữa nhiều các loại bệnh.
Tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa : cây nhọ nồi giúp cho đường tiêu hóa được vận hành trơn tru, hiệu quả hơn và chữa được các bệnh mắc phải như khó tiêu, đầy hơi, táo bón,... đau dạ dày hay rối loạn dạ dày.
Cây nhọ nồi còn có tác dụng làm giảm sự phát triển của các tế bào gây ung thư đặc biệt là ở gan nên những ai bị ung thư gan có thể dùng cây nhọ nồi để giảm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên nếu đã bị ung thư thì sử dung chỉ có thể ức chế và làm giảm sự phát triển của bệnh thôi, còn để chữa khỏi thì cây nhọ nồi không chữa khỏi được. Nhưng ngoài ung thư thì cây nhọ nồi còn có tác dụng cực tốt cho các bệnh về gan.
Bệnh viêm đường tiết niệu hay thậm chí nhiễm trùng vùng tiết niệu cũng có thể dùng nhọ nồi để điều trị, dùng cây này cực kỳ hiệu quả và đã được sử dụng rất lâu và rất nhiều người khỏi bệnh một cách nhanh chóng.
Cây nhọ nồi còn có tác dụng làm giảm và chữa bệnh trĩ, sử dụng cây nhọ nồi giúp bệnh trĩ nhanh khỏi hơn, giảm sự đau, rát khi sinh hoạt hàng ngày mà không để lại tác dụng phụ gì.
Trong cây nhọ nồi có nhiều sắt nên còn giúp chữa bệnh thiếu máu rất hiệu quả.
Cây nhọ nồi còn tốt cho mắt nhờ chứa nhiều carotene, chất này hỗ trợ chữa bệnh đục thủy tinh thể rất hiệu quả.
Các bệnh về đường phế quản như ho cũng có thể dùng cây nhọ nồi để chữa.
Cây nhọ nồi còn giúp chống rụng tóc và làm cho da đầu tốt hơn, gội đầu bằng nước nhọ nồi cũng giúp sạch gàu rất hiệu quả. Người bị hói nên sử dụng vì cây nhọ nồi giúp các tế bào tóc phát triển cực tốt nên có thể chữa được cả bệnh hói.
Cây nhọ nồi còn có tác dụng chữa đau răng, viêm nướu nhưng không thể sử dụng trực tiếp mà phải dùng các chế phẩm của cây như thuốc chứa thành phần cây nhọ nồi.
Cây nhọ nồi còn giúp điều tiết và làm giảm lượng đường hấp thụ trong máu và giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường và điều trị tiểu đường rất tốt.
Các bệnh do nóng trong người như chảy máu cam, phát ban, … cũng có thể dùng cây nhọ nồi để chữa.
Cách sử dụng ra làm sao cho tốt?
Nhọ nồi thường được sử dụng bằng cách lấy lá cây tươi hoặc sấy khô đều được rồi sắc thành thuốc hoặc đun nước uống.
Có thể dùng nước nhọ nồi loãng ( nấu nhiều nước ) để tắm giúp làn da được cải thiện, tốt hơn và gội đầu để cho da đầu và tóc tốt hơn, chắc khỏe hơn.
Cây nhọ nồi còn có thể được sử dụng với nhiều loại cây thuốc, thảo dược khác để kết hợp tạo ra các bài thuốc đông y.
Trong y học hiện đại cây nhọ nồi được sử dụng để điều chế rất nhiều loại thuốc chữa bệnh cho con người.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.