Mạch môn hay tóc tiên, lan tiên, cỏ lan,... là giống cây thuốc đang được dùng để chữa rất nhiều bệnh, mạch môn hiện đang khá phổ biến và dễ dàng mua nên bạn có thể tìm hiểu bài viết này để dùng mạch môn để chữa các bệnh như trong bài viết đề cập tại nhà hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm về mạch môn và các tác dụng của chúng, cây mạch môn cũng có thể trồng tại nhà nên trong bài viết cũng sẽ có phần cách trồng mạch môn nữa đấy.
Cây mạch môn là cây gì? Có tác dụng như thế nào? Cách trồng ra sao?
Cây mạch môn là cây gì?
Cây mạch môn ban đầu được phát hiện tại Nhật Bản và sau đó dần phổ biến ra nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Cây mạch môn thường được biết đến như cây thuốc nhưng hiện nay cây mạch môn lại đang được trồng làm cảnh nhiều hơn là làm thuốc.
Mạch môn thuộc giống thân thảo, cây mạch môn chỉ cao khoảng 40cm và nhìn khá giống một bụi cỏ mọc dài. Rễ mạch môn phát triển kiểu rễ chùm sau đó phát triển lên gốc cây không có thân, lá mạch môn sẽ mọc lên theo kiểu lưỡi lê dài từ gốc. Gốc cây màu xanh lục nhạt còn lá mạch môn có màu đậm hơn. Lá mạch môn không hoàn toàn trơn thẳng mà ở mép lá mạch môn còn có các khứa răng cưa nhỏ li ti nữa. Ở gốc lá xếp thành bẹ. Hoa mạch môn mọc theo kiểu chùm, phát triển trên thân cây, hoa mạch môn sẽ có 1 cán hoa dài sau đó là những bông hoa mạch môn nhỏ sẽ mọc chi chít trên cán hoa dài đó. Hoa mạch môn lúc đầu có màu trắng sau đó hoa chuyển màu tím nhạt. Quả mạch môn có màu xanh, mọng nước và nhỏ, trong quả mạch môn có hạt nhỏ.
Ở rễ mạch môn có các củ mọc ra, củ mạch môn thường màu vàng nhạt, củ mạch môn nhỏ, dẹt hai đầu còn ở giữa củ mạch môn thì tròn.
Mạch môn hiện nay đang mọc hoang chủ yếu ở miền Bắc còn cây cũng được trồng với số lượng tương đối nhiều để làm cảnh hay trồng để thu hoạch làm thuốc ở trên cả nước.
Vào giữa đến cuối đông có thể thu hoạch mạch môn bằng cách tìm cây già và chặt củ , rễ mọc chìa nhiều ra ngoài, không nên chặt hết cả gốc cả rễ mà chỉ chặt lấy phần củ mạch môn ở ngoài thôi. Thường thì mạch môn trên 2 năm tuổi mới có thể thu hoạch.
Khi đã chặt xong thì mang đi rửa và tách riêng củ mạch môn ra. Củ mạch môn thường mọc ra rất nhiều các tia rễ nhỏ quanh thân củ nên thu hoạch củ là coi như thu hoạch được cả rễ mạch môn. Chỉ sử dụng củ mạch môn còn rễ thì đem bỏ.
Sau khi rửa xong thì phơi củ mạch môn hoặc sấy khô để bảo quản lâu dài.
Cây mạch môn có tác dụng như thế nào?
Cây mạch môn đang được sử dụng để làm nguyên liệu cho các loại thuốc chữa bệnh, các loại thuốc đang sử dụng mạch môn để bào chế là : thuốc chống ung thư, điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan,... làm thuốc trợ tim, bổ tim, giảm tổn thương tim,...
Cây mạch môn còn được dùng để làm thuốc chống tụ máu, viêm da, phát ban, dị ứng,...
Ngoài ra còn các thuốc chữa bệnh về thận cũng đang dùng mạch môn làm 1 trong các nguyên liệu điều chế.
Cây mạch môn khi sử dụng trực tiếp có thể dùng củ phơi, sấy khô sắc thuốc uống để chữa các bệnh ho có đờm, ho ra máu, đái tháo đường, táo bón, chảy máu chân răng,...
Ngoài ra còn có thể sử dụng mạch môn để kết hợp với các cây thuốc khác để chữa các bệnh như : cảm nắng, tức ngực, khó thở, suy tim, ra mồ hôi nhiều, chán ăn, thiếu ngủ, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, lở loét, nhiệt miệng,...
Thường mạch môn chỉ góp phần là 1 nguyên liệu trong các bài thuốc trên, để chữa bệnh hiệu quả cần phải kết hợp mạch môn với rất nhiều các cây khác và khi sử dụng cũng phải sử dụng theo hướng dẫn và đơn thuốc chứ không nên sử dụng mạch môn tùy tiện.
Mạch môn cũng không phải lúc nào cũng có công dụng nếu người sử dụng có cơ địa hay cơ thể không hấp thụ các chất trong mạch môn, ngoài ra khi bị tiêu chảy không nên sử dụng cây này.
Cách trồng cây mạch môn ra làm sao?
Mùa xuân là mùa thích hợp nhất để trồng cây mạch môn, có thể mua cây giống tại các trại giống cây, vì mạch môn hiện nay rất phổ biến nên không quá khó để mua.
Thường khi mua mạch môn giống về sẽ theo kiểu 1 gốc có nhiều củ , rễ nhỏ được bó vào. Khi mua về thì có thể cắt hết lá và tách các gốc nhỏ trong bó to ra sao cho mỗi cụm mạch môn để trồng mới có khoảng 3 cây nhỏ.
Có thể trồng cây mạch môn trong chậu, vườn hay bất kể chỗ nào có đất mà bạn thích.
Loại đất trồng mạch môn nên dùng đất sét trộn với đất cát, nếu trồng vào chậu thì rải 1 lớp đất xuống đáy sau đó bón phân hữu cơ xuống rồi cho mạch môn vào rồi cho đất trộn vào đắp đến khi đầy chậu.
Nếu trồng trong vườn thì đào 1 hốc nhỏ đủ cho rễ cây, thường thì hốc sẽ sâu khoảng 15cm, cho phân bón vào rồi cho mạch môn giống vào lấp đất lại để trồng, nếu trồng nhiều cây hay thậm chí trồng 1 vườn toàn mạch môn thì nên trồng xen kẽ với khoảng cách mỗi cây mạch môn cách nhau khoảng 40-50cm.
Cứ khoảng 6 tháng thì đào nhẹ gốc rồi bón thêm phân bón rồi lại lấp đất lại cho mạch môn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!