Lưỡi nhân hay còn gọi là cây lưỡi người, lưỡi cam, đơn lưỡi hổ ( không phải cây lưỡi hổ đâu nhé mà là đơn lưỡi hổ ) ,... là một giống cây có thể dùng làm thuốc chữa rất nhiều các bệnh và còn có nhiều tác dụng tốt cho con người. Để tìm hiểu thêm về giống cây này cũng như hiểu rõ hơn về các tác dụng của cây lưỡi nhân và cách để trồng chúng sao cho đúng kỹ thuật, phát triển tốt, chúng ta hãy cùng đến với các nội dung sau
Cây lưỡi nhân là cây gì? có tác dụng gì? Cách trồng như thế nào?
Cây lưỡi nhân là cây gì?
Cây lưỡi nhân có nguồn gốc từ ấn độ, cây lưỡi nhân khá phổ biến và được trồng khá nhiều, ở nước ta thì từ bắc vào nam chỗ nào cũng trồng được cây lưỡi nhân, không chỉ làm thuốc mà cây lưỡi nhân còn có thể trang trí , làm cây cảnh nữa. Thường cây lưỡi nhân được trồng nhiều nhất bởi những người chuyên làm thuốc như thầy thuốc hay trong các viện nghiên cứu về y học, viện giống,....
Là một giống cây thuộc họ thầu dầu, cây lưỡi nhân nhỏ và thấp, chúng thường chỉ cao tối đa khoảng 35cm, gốc cây và cành cây nhỏ, lá cây mọc ra từ cành theo kiểu đối xứng, lá có hình dạng lưỡi của con người nên gọi là cây lưỡi người. Lá màu xanh đậm nhưng mặt trên có các họa tiết ngang có màu xám.
Từ tháng 4 đến khoảng giữa tháng 11 cây lưỡi nhân sẽ ra hoa, hoa cây lưỡi nhân màu đỏ hơi ngả nâu, hoa rất nhỏ và mọc thành từng chùm.
Khi muốn sử dụng cây lưỡi nhân thì có thể hái lá cây sau đó phơi, sao khô để bảo quản hoặc sử dụng tươi cũng được . Khi sử dụng để nấu nước uống, sắc thuốc,... bạn sẽ cảm nhận được vị đặc trưng của cây lưỡi nhân là có vị hơi chua nhẹ.
Cây lưỡi nhân có tác dụng gì?
Cây lưỡi nhân có cả tác dụng trong đông y và tây y, trong y học cây lưỡi nhân được bào chế và điều chế để làm nguyên liệu cho các loại thuốc chữa bệnh nhưng nổi tiếng nhất là tác dụng chữa các bệnh về tim mạch.
Cây lưỡi nhân nổi tiếng nhất về chữa hở van tim, theo như kinh nghiệm của các thầy thuốc đông y, cần 1 quả tim lợn sau đó dùng dao khứa quả tim dọc ra sao cho có thể nhét được lá cây lưỡi nhân vào, sử dụng cho nam thì nhét 7 lá còn nữ là 9 lá lưỡi nhân rồi mang đi nấu canh, ăn như vậy khoảng hơn 1 tuần là có thể cải thiện tình trạng bệnh, ngoài ra có thể thay bằng cách nấu nước dừa cùng lá lưỡi nhân rồi uống thay cho nấu canh tim lợn với lưỡi nhân.
Ngòai ra còn có thể dùng cây lưỡi nhân làm các bài thuốc chữa những bệnh như
Các bệnh về ho như ho gà, ho gió, ho có đờm, ho ra máu,.... bằng cách sắc lá cây lưỡi nhân làm thuốc rồi uống hàng ngày.
Các bệnh như viêm họng, viêm amidan cũng có thể được điều trị nhờ cây lưỡi nhân.
Bằng cách sắc thuốc như vậy cũng có thể chữa được các bệnh như phù thũng, kiết lỵ hay tiêu chảy.
Phụ nữ bị sưng đau ngực cũng có thể uống nước của cây lưỡi nhân để làm giảm đau và giảm sưng.
Ngoài ra cây lưỡi nhân còn được dùng để trị độc khi bị rắn cắn nhưng tốt hơn hết là đi viện cho cẩn thận chứ hiện nay đã bị rắn cắn thì nên đi bệnh viện hay các cơ sở y tế ngay chứ không nên dùng các loại cây kể cả tác dụng tốt. Chỉ dùng các loại cây như lưỡi nhân,... để trị rắn cắn khi không còn cách nào hay ở quá xa bệnh viện,...Cách dùng khá đơn giản, chỉ cần giã nát rồi đắp lên vết cắn.
Tuy có nhiều tác dụng như vậy nhưng không nên dùng cây lưỡi nhân cho trẻ em hay phụ nữ có thai, …. Các bệnh khi đã được chữa khỏi thì không dùng cây lưỡi nhân nữa vì nếu dùng tiếp thì sẽ có thể sinh ra nhiều bệnh khác.
Cách trồng cây lưỡi nhân như thế nào?
Chuẩn bị : Chậu cây - kích cỡ tùy theo cây giống to hay bé.
Cây giống : Có thể mua ở trại giống hoặc các người nuôi trồng khác, cây lưỡi nhân giống khá nhỏ và giá rẻ nên bạn có thể mua nhiều cây trồng trong nhiều chậu nhỏ. Hoặc cũng có thể mua cây lưỡi nhân đã lớn về trồng cũng được.
Xơ dừa, đất : Đất chuyên trồng cây và loại xơ dừa khô đều được bán ở các cửa hàng chuyên cây cảnh hay vật liệu trồng cây.
Các loại phân bón như đạm, lân, kali,... hoặc phân dê, sỉ than tổ ong.
Đầu tiên cho xơ dừa lót vào đáy chậu cây sau đó cho cây giống vào giữa chậu, có thể cho 1 chút sỉ than vào dưới lớp đất ,cho đất vào và nén nhẹ dần đến khi đất đầy chậu, có thể cho 1 ít phân bón ở dưới lớp đất trong khi cho đất vào chậu. Sau khi cho đất vào chậu xong là gần như đã hoàn thành quá trình trồng cây, sau đó có thể cho phân dê hay sỉ than lên gốc cây để tăng dinh dưỡng cho cây.
Sau khi trồng xong , đặt cây lưỡi nhân ở chỗ có ánh nắng mặt trời, không quá râm và tưới nước hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1 lần vào buổi chiều tối là được.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.