Cây huyết đằng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh như thiếu máu, viêm khớp, chữa đau bụng, bổ máu. Công dụng hỗ trợ điều trị bệnh của loại cây này được công nhận bởi cả đông y và y học hiện đại. Tuy nhiên, để các bài thuốc từ cây huyết đằng đem lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng không mong muốn thì cần biết được liều lượng và cách dùng. Vì vậy để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng và các lưu ý khi sử dụng loại cây này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Cây kê huyết đằng dùng để làm gì? lợi ích ra sao
Đặc điểm cây huyết đằng
Cây huyết đằng được gọi bằng rất nhiều tên gọi khác nhau như cây cỏ máu, cây huyết rồng… Tên khoa học của loại cây này là Sargentodoxaceae, thuộc họ Huyết đằng. Loài cây này thường được tìm thấy ở những vùng núi có độ cao gần 1000 mét. Cây có thể phát triển ở trong rừng hoặc ven các bờ sông suối. Cây huyết đằng phân bố cả ở miền Bắc và miền Nam nước ta.
Huyết đằng thuộc kiểu thân leo, phát triển lâu năm. Cây càng lâu năm thân càng cứng chắc như thân gỗ. Thân của cây hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, đường kính trung bình khoảng 3-4 cm. Phần vỏ cây bên ngoài màu nâu nhạt và xù xì. Khi có vết cắt ngang thân sẽ có một dòng nhựa màu đỏ như máu chảy ra.
Cây huyết đằng có lá dạng kép, mỗi cành sẽ có từ 3-9 lá đơn. Lá của cây huyết đằng có dạng tương tự quả trứng. Bề mặt trên của lá nhẵn bóng màu xanh đậm. Mặt dưới thì màu nhạt hơn.
Cây thường ra hoa vào tháng 3-4 hàng năm. Hoa của cây huyết đằng mọc thành từng chùm hoa màu tím từ nách lá, có cuống nhỏ và được phủ bởi lông mịn. Vào tháng 9-10 hằng năm cây sẽ kết trái. Quả của cây huyết đằng có hình dạng tương tự quả trứng. Bên ngoài quả được bao bởi một lớp lông mịn. Bên trong quả chứa từ 3-5 hạt nhỏ.
Tác dụng
Dược tính của cây huyết đằng tập trung chủ yếu tại phần thân cây hay còn gọi là phần dây leo. Trong thân của cây chứa các loại hợp chất như Daucosterol, Milletol, Licochalcone, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta,... và một số hợp chất đặc biệt khác. Ngoài ra, phần rễ cây, vỏ và quả của huyết đằng thường chứa nhựa, Tanin, Glucozit,...nhưng dược tính không mạnh bằng phần thân cây nên ít được sử dụng hơn so với phần thân cây.
Theo đông y, cây huyết đằng có mùi thơm nhẹ, tính ấm, vị đắng hậu ngọt có tác dụng hỗ trợ điều huyết, thông kinh mạch và một số bệnh khác.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cây huyết đằng có chứa các chất có tác dụng với hệ tim mạch, kích thích hệ thần kinh, giúp giảm đau nhanh vì vậy loại cây này đang được ứng dụng trong việc sản xuất thuốc kháng viêm, tăng cường chuyển hóa phosphate.
Mọi người có thể xem tác dụng của cây huyết đằng (hay cây cỏ máu) chi tiết hơn: https://wikifarm.vn/tac-dung-cua-cay-co-mau.html
Một số bài thuốc từ cây huyết đằng
Điều trị bệnh viêm khớp thể nhẹ
- Nguyên liệu: 16g cây huyết đằng, 16g cây cứt lợn, 16g rễ vòi voi, 16g cây khúc khắc, 12g địa hoàng, 10g rễ cây cà gai leo, 10g hồng trúc, 12g ngưu tất, 10g cây đơn châu chấu, 10g rễ cúc ảo.
- Thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước sách. Mỗi ngày dùng 01 lần để giúp hỗ trợ chống viêm, giảm đau, làm ấm khớp.
Điều trị thiếu máu
- Nguyên liệu: 200 – 300g cây huyết đằng.
- Thực hiện: Tán nhỏ cây huyết đằng sau đó ngâm cùng 1 lít rượu. Ngâm trong thời gian ít nhất 7-10 ngày.
Điều trị đau mỏi lưng gối
- Nguyên liệu: 16g sâm nam (tục đoạn), 16g huyết đằng, 12g hương thảo, 12g cẩu tích, 12g khoan cân đằng (dây đau xương).
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với 700ml nước. Đun đến khi nước cô đặc lại còn 300ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2-3 lần uống, sử dụng liên tục trong 6 ngày.
Điều hòa kinh nguyệt, chữa khí huyết hư ở phụ nữ, thiếu máu não dẫn đến chóng mặt
- Nguyên liệu:16g cây huyết đằng, 10g ngưu kinh, 6g nghệ vàng, 12g ích mẫu.
- Thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu với nước sạch. Thuốc thu được chia thành 2-3 phần bằng nhau, dùng trong ngày.
Điều trị bệnh đau lưng
- Nguyên liệu: 16g cây huyết đằng, 16g củ kim cang, 16g rễ trinh nữ, 16g cườm thảo, 12g ngưu tất nam, 8g quế chi, 8g cây bao kim, 6g trần bì.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc, kết hợp với tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau lưng.
Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi trộm, suy yếu cơ thể
- Nguyên liệu: 90 -100g cây huyết đằng tươi
- Thực hiện: Đem sắc đến khi nước còn lại 200ml thì tắt bếp. Uống hết trong ngày.
Bài thuốc bồi bổ sức khỏe, lợi huyết
- Nguyên liệu: 50g cây huyết đằng khô
- Thực hiện: Nấu nguyên liệu với 1,5 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 20 phút thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần uống khoảng 100ml thay thế cho một phần nước lọc.
Điều trị bệnh đau thần kinh tọa
- Nguyên liệu: 20g cây huyết đằng, 12g cây cỏ xước rễ lớn, 12g thoát hạch nhân, 12g ồng hoa, 12g khương hoàng,10g hạn liên thảo, 4g cam thảo.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu với 400ml nước trong vòng 20 phút. Chia số thuốc thu được thành 2 phần bằng nhau, sử dụng trong ngày.
Chữa bệnh đau dạ dày
- Nguyên liệu: 12g cây huyết đằng, 12g lôi công thảo khô, 12g chính hoài, 12g hà thủ ô, 12g hắc đại đậu, 12g cườm thảo, 12g cam thảo dây, 16g liêu sâm.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó đem sắc với nước sạch. Thuốc thu được chia thành 3-4 phần bằng nhau, sử dụng trong ngày.
Điều trị đau nhức tay chân
- Nguyên liệu: 12g cây huyết đằng; 12g ngũ hoa; 12g dây ruột gà; 12g mao đương quy; 12g tang chi.
- Thực hiện: Đem sắc với nước, khi thuốc cô lại còn 300ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 02 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.