Cây huyền sâm là một loại thảo dược quen thuộc. Những hợp chất có chứa trong cây này là những chất có giá trị lớn đối với lĩnh vực y học cả hiện đại và cổ truyền. Cây huyền sâm có khả năng hỗ trợ sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng cơ thể. Loài cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc để bồi bổ cơ thể, giải nhiệt, điều trị mụn nhọt. Hãy thông qua bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cây huyền sâm và các công dụng của loại cây này đối với sức khỏe của con người.
Cây huyền sâm là cây gì? có tác dụng gì?
Cây huyền sâm là cây gì?
Cây huyền sâm là một thực vật thân thảo sống lâu năm, có tên khoa học là Scrophularia kakudensis Franch, thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Cây huyền sâm phát triển ở các vùng trung du miền núi bắc bộ ở độ cao từ 1000-1700m. Nhiệt độ để loại cây này sinh trưởng là 15-18 độ C với độ ẩm khoảng 80%.
Thân của cây huyền sâm có hình dạng vuông và xẻ thành các rãnh rất độc đáo, nhẵn và được bao phủ bởi màu xanh lục sẫm. Cây có chiều cao trung bình vào khoảng 1,7m cho đến 2,3m.
Lá của cây có màu tím xanh. Mép lá chia thành nhiều răng cưa nhỏ. Lá của cây mọc đối xứng qua thân, cuống khá ngắn và lá có hình trứng với đầu lá nhọn.
Rễ của cây huyền sâm to và hơi cong. Rễ đâm sâu dưới đất, phát triển dài khoảng 10-20cm. Vỏ bọc bên ngoài rễ cây có màu vàng nhạt hoặc trắng. Sau khi chế biến màu của vỏ rễ sẽ chuyển thành nâu nhạt.
Ruột bên trong vỏ rễ có màu đen và khá mềm dẻo. Chính vì màu đen của rễ này nên loại cây này có tên là huyền sâm. Rễ cây huyền sâm sẽ phát triển thành củ gồm 4-5 củ. Các củ này phát triển thành chùm.
Mùa hè là mùa cây huyền sâm ra hoa. Hoa của chúng có màu trắng với hình dạng ống. Hoa sẽ mọc ở đầu cành hoặc ở phần ngọn cây. Vào tầm tháng 10 hằng năm cây sẽ ra quả. Quả của cây có hình trứng, bên trong chứa các hạt nhỏ màu đen.
Cây huyền sâm có tác dụng gì?
Trong y học hiện đại, có đến hơn 160 loại hợp chất khác nhau được xác định và phân lập từ cây huyền sâm. Trong số hơn 160 loại hợp chất này có những chất như iridoids và iridoid glycoside, phenylpropanoid glycoside, axit hữu cơ, flavonoid có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người.
Chẳng hạn, hợp chất Flavonoid có khả năng chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra loại hợp chất này còn có thể làm giảm các gốc tự do gây hại- những gốc gây ra ra tổn thương tế bào ở trong cơ thể. Bằng cách tiêu diệt các gốc tự do, flavonoid giúp bảo vệ tế bào và mô khỏi tổn thương do oxy hóa.
Hợp chất Iridoids trong cây huyền sâm có khả năng chống viêm, làm giảm sự viêm nhiễm trong cơ thể. Loại hợp chất này có thể ức chế hoạt động của các chất gây viêm, giảm sự tăng lên của các vi khuẩn gây viêm.
Theo y học cổ truyền, cây huyền sâm có vị đắng, ngọt, tính mát và có tác dụng vào kinh phế và thận. Vị thuốc huyền sâm có tác dụng bồi bổ các phần âm của cơ thể, làm mát bên trong nhằm trị các triệu chứng nóng trong người, mụn nhọt, khó tiêu, táo bón.
Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ cây huyền sâm
Bài thuốc điều trị chứng gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt bằng cây huyền sâm
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: bao gồm huyền sâm và một cái gan lợn.
Thực hiện: Tán bột dược liệu huyền sâm. Dùng nước cơm nấu cho gan lợn chín. Sau đó cắt nhỏ gan lợn để chấm với thuốc huyền sâm đã tán thành bột, ăn hằng ngày.
Điều trị cổ họng bị sưng bằng cây huyền sâm
Chuẩn bị: 40g thử niêm tử; 20g huyền sâm tươi; 20g huyền sâm sao.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu tán nhuyễn. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để pha nước uống.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao từ cây huyền sâm
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 480g mật ong cùng với 180g cam tùng và 480g huyền sâm.
Thực hiện: Tán các nguyên liệu thành bột. Sau đó trộn hỗn hợp bột này với số lượng mật ong đã chuẩn bị, bỏ vào hũ kín rồi chôn xuống đất để ủ trong vòng 10 ngày. Sau đó dùng tro luyện với mật, cho hết vào bình kín và ủ trong vòng 05 ngày. Khi kết thúc thời hạn trên thì đem đốt cháy cho bệnh nhân ngửi.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
- Thứ nhất, huyền sâm là vị thuốc có tính mát. Do đó, khi đã sử dụng huyền sâm thì nên tránh các thức ăn có vị đắng, tính hàn như mướp đắng, ốc, hến. Ngoài ra, không sử dụng cho người có tiêu hóa kém, nếu không sẽ gây ra tiêu chảy.
- Thứ hai, không sử dụng cây huyền sâm chung với các vị thuốc như can khương, đại táo, hoàng kỳ và lê lô.
- Thứ ba, sử dụng dược liệu này có khả năng dẫn đến một số tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim. Khi đó cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
- Thứ tư, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, chống loạn nhịp thì không được sử dụng cây huyền sâm.
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!