Các bạn đã nghe đến dùng đuôi chuột để chữa bệnh bao giờ chưa ? đừng nhầm tưởng với đuôi của loài chuột nhé, nghe xong có thể sẽ cảm thấy khá là kinh nhưng đuôi chuột này là cây, là thực vật, Tuy nghe tên cây khá là ghê nhưng loại cây này lại có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên để tận dụng được tác dụng của cây này thì không phải ai cũng biết.
Cây đuôi chuột là cây gì? Có công dụng gì?
Cây đuôi chuột là cây gì?
Cây này thuộc họ cây cỏ roi ngựa, là một giống cây trong nhóm thân thảo, cây có các thân, cành mọc thẳng lên từ gốc, thân cây nhỏ, tròn tuy nhìn khá mong manh yết ớt nhưng thân lại vừa dẻo dai vừa chắc chắn. Cây có thân màu xanh hoặc tím, đặc biệt hơn là thân , cành cây không trơn nhẵn hay sần mà có các mắt mọc lên toàn thân khiến cho nó trở nên đặc biệt. Thân có thể mọc khá cao , nếu trồng lâu cây có thể cao tầm 2 mét, các cành nhỏ mọc ra khá nhiều nhưng chủ yếu mọc thẳng lên chứ không tán rộng.
Lá cây đuôi chuột này nhìn khá giống lá kinh giới, ở lá có các đoạn nổi lên rồi nhiều đường họa tiết lõm xuống nhìn rất hay, ở rìa có răng cưa và lá hình trứng, các gân lá lộ rõ ,màu của lá đuôi chuột lại xanh bóng và đậm hơn lá kinh giới. Các lá của cây này mọc khắp cả cây và theo kiểu đối xứng.
Hoa cây đuôi chuột khá nhỏ ,mọc theo cụm ở các đầu cành. Hoa màu tím đậm hoặc có cây có hoa màu xanh dương đậm, thường hoa đuôi chuột sẽ chỉ có 5 cánh mỏng.
Quả cây đuôi chuột này nhỏ, không có gì quá đặc biệt , quả hơi mọng nước và có hạt nhỏ.
Nếu so với các cây thuốc trong lịch sử thì cây đuôi chuột khá non trẻ, chúng được phát hiện mới đây khi người ta tìm ra châu Mỹ, sau đó các loại cây lạ lùng dần dần được phổ biến trên thế giới trong đó có cây đuôi chuột. Ở nước ta đuôi chuột mọc hoang ở nhiều nơi nên nếu muốn tìm thì không quá khó, thậm chí muốn trồng cũng không cần mua mà chỉ cần ra ruộng, đồng hay mấy khu đất trống có cây dại mọc hoang mà tìm rồi về trồng là được.
Để sử dụng thì thu lá cây hoặc có thể nhổ cả cây lên để lấy cả rễ rồi rửa là được, có thể sấy hay phơi gì tùy để bảo quản lâu hơn. Nhưng không dùng các lá đã hỏng hay bị sâu, thối.
Cây đuôi chuột có công dụng gì?
Cây đuôi chuột có thể chữa bệnh, tuy nhiên đặc điểm chung của nhiều loại cây thuốc là để chữa được nhiều bệnh và hiệu quả hơn thì cần kết hợp thêm với các loại cây khác nữa và cây này cũng không ngoại lệ, các bệnh có thể áp dụng cách sử dụng đuôi chuột là :
Bệnh mụn : Dùng cây đuôi chuột này giã ra rồi kết hợp với bã của các loại lá ngưu tất, bọ mắm rồi đắp là được.
Chữa viêm họng : rửa sạch lá cây rồi mang lá đuôi chuột này giã rồi ngậm, sau khi ngậm thì nhổ ra, không nuốt bã nhé.
Chữa bệnh khí hư : dùng đuôi chuột nhưng lần này là rễ chứ không phải lá cây cùng với cây bạch đồng nữ, cây bạc thau đi sắc thuốc uống.
Chữa đau mỏi chân tay : Dùng lá đuôi chuột với hạt quả gấc ( khoảng 8-10 hạt ) rồi thêm cây thương nhĩ tử, cây đau xương rồi mang sắc thuốc, khi xong thì chắt nước ra, dùng bã để đắp vào tay chân chỗ bị đau còn nước thì uống.
Chữa giun sán cho trẻ em : dùng lá cây này làm nước ép cho trẻ uống.
Chữa bầm tím do chấn thương : Dùng lá đuôi chuột với lá cây xuyến chi giã cùng nhau và đắp lên vùng chấn thương, có thể lấy băng gạc cố định nếu cần phải hoạt động, không nằm nghỉ 1 chỗ được.
Chữa ho :Dùng lá cây đuôi chuột rồi đun nước hay sắc uống cũng chữa được.
Cách đun nước từ cây còn chữa được tiêu chảy.
Chị em phụ nữ nào không may xảy thai cũng nên dùng đuôi chuột để cơ thể và sức khỏe phục hồi nhanh hơn bằng cách sắc uống mỗi ngày.
Cây này cũng có thể chữa bệnh lậu nhưng mà tốt nhất là bị bệnh lậu thì nên đi bệnh viện ngay để tìm phương án điều trị vì đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Chữa viêm đường tiết niệu : có thể dùng đuôi chuột , kim ngân hoa, cỏ mã đề và 1 nguyên liệu nữa là cây bòng bong rồi sắc thuốc uống.
Chữa sốt rét : Bóp lá cây với muối rồi đun nước với bã lá vừa bóp muối xong để uống hàng ngày.
Tuy nhiên bất kể kết hợp cây đuôi chuột này với cây gì hay dùng chữa gì cũng cần phải có đơn hay chữa bệnh gì cũng cần theo chỉ dẫn nếu không thì không những không có kết quả tốt lại còn hại sức khỏe thêm do tác dụng phụ của các loại cây, thậm chí nếu dùng sai cách hay quá lạm dụng, kết hợp vô tội vạ cứ thấy cây nào là đun hết cùng nhau thì có thể còn ngộ độc.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.