Cây đại hoàng còn được biết đến với những tên cái khác như chưởng diệp đại hoàng hay cây hoàng lương. Từ lâu, cây đại hoàng đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống với những công dụng tuyệt vời trong y học khi nó có tính hàn và vị đắng. Vậy bạn đã biết cây đại hoàng là cây gì hay chưa? Cây đại hoàng có những tác dụng như thế nào đến sức khỏe con người? Để biết thêm thông tin chi tiết về cây đại hoàng, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cây đại hoàng là cây gì? Có tác dụng như thế nào?
Cây đại hoàng là cây gì?
Cây đại hoàng có tên khoa học là Rheum rhabarbarum. Đây là loại cây thân thảo, hình trụ và sống lâu năm. Phần ruột bên trong của thân cây rỗng trong khi đó bên ngoài nhẵn nhụi. Chiều cao trung bình của cây đại hoàng có thể lên đến 2m.
Rễ cây có kích thước khá to, thô và có hình viên chùy ngắn. Vỏ cây có màu nâu tím với mùi thơm hơi hăng.
Lá cũng có kích thước lớn, cuống dài, mọc so le nhau từ gốc cây. Gốc lá có hình tim, xẻ thành 3 - 7 thùy còn hai bên mép lá có răng cưa.
Thông thường, hoa có dạng hình chùy, mọc thành chùm ở đỉnh cây. Khi còn non, hoa sẽ có màu tím nhạt, dần dần, khi trưởng thành, màu sắc của hoa sẽ chuyển sang xanh lục nhạt hoặc vàng trắng. Quả có hình tròn 3 cạnh với kích thước khá dài.
Thông thường, người ta sẽ thu hoạch những cây đại hoàng từ 3 năm trở lên. Thời điểm thu hoạch dược liệu đại hoàng thường diễn ra vào tháng 9 - 10 hằng năm. Trong đó, phần củ rễ đại hoàng là phần được sử dụng để làm thuốc.
Cây đại hoàng có tác dụng như thế nào?
Theo nghiên cứu, cây đại hoàng có tính hàn, vị đắng và không chứa độc tố. Khi sử dụng, cây đại hoàng sẽ quy vào các kinh tỳ, vị, can. Về thành phần hóa học, trong dược liệu đại hoàng có chứa các hoạt chất như: dẫn chất của anthraquinon oid, các hợp chất có tanin, axit béo, glucose, canxi oxalate, fructose,...
Theo Y học cổ truyền, đại hoàng có tác dụng an hòa ngũ tạng, phá đàm thực, luyện ngũ tạng, điều trung hóa thực. Vì vậy, người ta thường sử dụng đại hoàng để điều trị ứ huyết ở vùng bụng, điều trị táo bón hay ứ huyết ở vùng bụng do nhiệt cũng như các triệu chứng khác (chảy máu cam, nôn ra máu,...)
Còn theo Y học hiện đại, đại hoàng có tác dụng cầm máu vết thương, giảm tính thẩm thấu của các mao mạch, kích thích tạo ra nhiều tiểu cầu, lợi mật, lợi tiểu, kháng khuẩn, gây mê, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng gây ra bởi các bệnh lý về gan cũng như bảo vệ gan, giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Một số bài thuốc từ cây đại hoàng dựa trên kinh nghiệm dân gian
Dưới đây, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây đại hoàng dựa trên các kinh nghiệm dân gian:
+ Bài thuốc điều trị táo bón: Bạn cần chuẩn bị 9g đại hoàng (sao vàng), 9g hậu phác, 15g hỏa ma nhân và 6g chỉ thực. Đem những nguyên liệu trên để sắc lấy nước rồi chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm và cho đến khi các triệu chứng táo bón hết hẳn.
+ Bài thuốc điều trị trĩ, nôn ra máu, chảy máu cam: Cần chuẩn bị đại hoàng (sao cháy), hoàng liên, hoàng cầm, mỗi loại 12g. Đem sắc nguyên liệu với nước uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 - 3 lần uống trước bữa ăn.
+ Bài thuốc điều trị sưng vú: Cần chuẩn bị đại hoàng và phấn thảo, mỗi loại 40g. Đem hai loại dược liệu này tán thành bột rồi nấu với rượu ngon thành cao. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy phần cao đã được nấu bôi vào vải rồi dán trực tiếp vào chỗ sưng.
+ Bài thuốc điều trị mụn nhọt: Bạn cần chuẩn bị một ít rễ cây đại hoàng đã sấy khô. Sau đó, dùng rễ đại hoàng tán thành dạng bột mịn, mỗi lần uống khoảng 9g. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hòa bột đại hoàng với nước để làm thành dạng nhão như hồ. Sau đó, sử dụng để bôi vào những vị trí đang bị mụn nhọt.
Câu hỏi thường gặp
Trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây đại hoàng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Sử dụng các bài thuốc đúng liều lượng đã được chỉ định, không được lạm dụng dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Khi thu hoạch đại hoàng, bạn cần đào hết cả phần rễ của nó. Sau khi mang về thì cần rửa sạch hết đất cát bám vào rễ rồi cắt bỏ phần thân trên mặt đất, những rễ tơ rồi cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Có thể bổ đôi hoặc bổ tư nếu kích thước của rễ quá to. Cuối cùng, bạn có thể dùng lạt xâu treo ở hiên nhà hay gác bếp để nó khô dần. Đại hoàng sấy khô có thể cất trữ và sử dụng trong một thời gian dài.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!