Cây canh châu là một loại cây có hình dáng đẹp nên thường được trồng như một loại cây cảnh ở trong nhà. Tuy nhiên, loại cây này đồng thời cũng là một loại dược liệu có nhiều tác dụng như điều trị thủy đậu, sởi, mụn nhọt do nhiệt. Bên cạnh đó, lá của cây canh châu cũng có thể sử dụng như là một loại rau để giải nhiệt vào mùa nóng. Hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu về cây canh châu, tác dụng và một số bài thuốc từ loại cây này.
Cây canh châu là cây gì? Có tác dụng gì? Có ăn được không?
Cây canh châu là cây gì?
Cây canh châu là một loại cây ưa ẩm và ưa ánh sáng. Do đó thường phát triển xen kẽ với các lùm cây ven đồi, ở bờ nương bờ rẫy. Bên cạnh đó còn được trồng như một loại cây cảnh trong nhà.
Cây này thường mọc hoang ở các khu vực miền Bắc và miền Trung của nước ta. Ít mọc hoang ở miền Nam Việt Nam.
Cây canh châu có pháp danh khoa học là Sageretia Theezans thuộc họ táo ta (Rhamnaceae). Cây canh châu là thực vật có kích thước nhỏ, có thể trồng trong chậu. Giống với các loại thuộc họ táo, cây canh châu có gai. Tuy nhiên gai của cây khá nhỏ và cứng.
Cây canh châu phân ra rất nhiều cành và nhánh nhỏ. Cành cây canh châu khi còn non sẽ được phủ một lớp lông mịn. Lá của cây canh châu mọc cách ở phía dưới và ở phía trên thì mọc đối xứng.
Lá của loại cây này dài và khá cứng. Mép lá chia thành răng cưa. Hoa của cây có màu trắng ngà, hoặc trắng xanh mọc ở kẽ lá hoặc ở ngọn cây thành từng nhóm. Khi còn non hoa sẽ có một lớp lông mịn bao phủ toàn bộ hoa.
Loại cây này thường cho quả vào khoảng tháng 12 năm nay cho đến tháng 3 năm sau. Loại cây này có quả hình cầu. Vỏ của quả màu đen. Bên trong quả có chứa một hạt. Hạt có vỏ ngoài nhẵn bóng, màu xám, hạt lồi ở mặt lưng.
Cây canh châu có tác dụng gì?
Cây canh châu có bộ phận lá và quả có thể ăn được như rau và trái cây thông thường. Để sử dụng cây canh châu làm thuốc thì người ta thường dùng cành, lá và rễ của loại cây này. Sau khi thu hoạch có thể đem phơi khô để sử dụng dần.
Theo đông y, cây canh châu có vị ngọt, hơi chua và tính mát. Do đó loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lương huyết.
Có thể sử dụng canh châu để điều trị một số bệnh như ngăn ngừa bệnh thủy đậu và bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Sử dụng lá của loại cây này nấu để tắm chữa ghẻ, lở ở da. Dùng lá nấu nước uống thay nước trà để thanh nhiệt giải độc.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng lá non để nấu canh ăn. Cây canh châu có thể được sử dụng độc lập hoặc sử dụng chung với một số dược liệu khác để điều trị một số bệnh thông qua việc sắc lấy nước thuốc hoặc đắp trực tiếp lên da.
Tác dụng của cây canh châu chỉ mới được y học cổ truyền ghi nhận. Đối với y học hiện đại, chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của loại cây này.
Một số bài thuốc từ cây canh châu
Bài thuốc chữa ghẻ nước từ cây canh châu theo dân gian
- Chuẩn bị: Sử dụng cả cành và lá canh châu
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu với nước. Sau đó đem nguyên liệu đã rửa sạch đi nấu để lấy nước. Nước thu được để nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn cho đến khi vết thương thuyên giảm.
Sử dụng cây canh châu để chữa trị mụn nhọt, rôm sảy do nóng
- Chuẩn bị: 20g hạ khô thảo, 24g cả cành và lá canh châu, 20g bồ công anh; 20g rễ cỏ xước; 10g lá đơn đỏ.
- Thực hiện: Rửa các nguyên liệu thật sạch sẽ. Đem các nguyên liệu đã sạch đi sắc với 750ml nước. Đun đến khi nước cạn còn lại 200ml nước thì tắt bếp. Chia đều thuốc thành hai phần để dùng trong ngày. Thực hiện bài thuốc trên trong năm ngày để thanh nhiệt cơ thể.
Bài thuốc từ cây canh châu để điều trị vết thương hở và chảy máu (áp dụng đối với vết thương nhỏ và không quá sâu)
- Chuẩn bị: 20g lá canh châu; 20g lá đuôi tôm; 1 nụ đinh hương.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu với nước và để chúng ráo nước. Sau đó, giã nát các nguyên liệu và đắp lên vết thương. Tiếp tục đắp liên tục cho đến khi vết thương lành hoàn toàn thì ngừng sử dụng.
Bài thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh sởi
- Chuẩn bị: 8g cam thảo dây; 20g lá và cành canh châu; 12g sắn dây; 8g hương nhu; 8g hoắc hương; 18g tầm gửi.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu. Đem các nguyên liệu sắc với 400ml cho đến khi cạn còn 200ml thì dừng lại. Chia đều lượng thuốc trên thành hai phần để sử dụng trong ngày. Sử dụng thuốc liên tục 10 ngày. Có thể kết hợp với tắm nước nấu từ lá canh châu để có hiệu quả hơn.
Sử dụng canh châu thay nước trà để giải khát, thanh nhiệt và phòng ngừa bệnh sởi
- Nguyên liệu: lá canh châu; lá vối.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó đem đi sắc để lấy nước uống. Uống thay nước trà hằng ngày.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.